Phân tích Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè

Đề bài: Phân tích Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè.

Phân tích Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè
Phân tích Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè

Nguyễn Trãi luôn được người đời biết đến là một nhà thơ lớn cũng như là nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam. Ông có một lượng các tác phẩm văn học đồ sồ và rất phong phú. Đọc các tác phẩm của ông, người đọc có thể phần nào cảm nhận được nhân cách đẹp đẽ sâu trong tâm hồn của Nguyễn Trãi.

Xem thêm>>> Phân tích đoạn 2 của tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo”

Nhiều bài thơ của ông đều thể hiện, chứa ẩn những vẻ đẹp tâm hồn ấy, đặc biệt là bài Cảnh ngày hè. Tác phẩm đã lột tả được tình yêu thiên nhiên, sự sâu sắc với tình yêu cuộc sống và hơn tất thảy là tấm lòng lo lắng cho dân, cho nước cháy bóng không hề nguội tắt ngay cả trong lúc rảnh rỗi.

Đầu tiên phải kể đến tấm lòng yêu thiên nhiên sâu đậm của nhà thơ Nguyễn Trãi. Tấm lòng đẹp đẽ đó được ẩn sau bức tranh thiên nhiên mùa hè rực rỡ đầy màu sắc và ngập tràn sức sống. Tình yêu với thiên nhiên của ông được thể hiện ở ngay câu mở đầu của bài thơ:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường.”

Người đọc có thể mường tượng ra được cảnh Nguyễn Trãi xuất hiện với tâm thế thảnh thơi, thư thái, thư dãn và ung dung trước cảnh thiên nhiên. Thật ra, với cuộc sống luôn phải lo toan, bộn bề công việc của ông, đây chính là một trong những ngày, những khoảnh khắc nhàn rỗi, ung dung hiếm hoi. Ông đã dành ngày thư thái ấy của mình cho thiên nhiên, để cùng hòa mình vào cảnh vật, vạn vật. Điều đó càng thể hiện tình yêu sâu đậm với thiên nhiên của ông.

Không chỉ dừng lại ở đó, tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi còn tiếp tục được thể hiện ở chính cách cảm nhận thiên nhiên cũng như cuộc sống hết sức tinh tế của ông. Ở năm câu thơ tiếp theo, tấm lòng thiết tha yêu thiên nhiên, cuộc sống của Nguyễn Trãi được thể hiện một cách rất chân thành.

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

Nguyễn Trãi đã mở rộng tấm lòng, tâm hồn mình, dùng mọi giác quan để cảm nhận, tận hưởng mọi chuyển động của vạn vật, sự vật xung quanh một cách tinh tế, tinh vi nhất có thể. Với đôi mắt của mình, Nguyễn Trãi đắm chìm ngắm nhìn màu sắc của thiên nhiên. Đó là màu xanh của hoa hòe, màu đỏ của hoa lựu và màu của ánh nắng đã nhạt buổi trời chiều.

Xem thêm>>> Phân tích quá trình hồi sinh của Tấm trong truyện “Tấm Cám”

Với đôi tai của mình, ông đã vận dụng sự tinh tế của mình để tận hưởng thứ âm thanh đặc trưng, đại diện cho mùa hè – tiếng ve ngân – từng đàn ve ngân vang khúc ca mùa hạ; không chỉ dừng lại ở tiếng ve, tác giả còn lắng nghe tiếng “lao xao” của cuộc sống, của những làng chài. Và, với chiếc mũi của mình, ông ngập tràn trong mùi hương của những đóa sen – thứ hương thơm thanh nhã, cao sang tỏa đầy trong không gian.

Bằng những cảm nhận qua các giác quan hết sức tinh tế, Nguyễn Trãi đã gửi gắm qua các câu thơ tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống đầu mãnh liệt. Thật vậy, hẳn phải có tình yêu thiên nhiên, cuộc sống thiết tha như vậy mới có thể cảm nhận vẻ đẹp sâu sắc đến nhường ấy và mới có thể để tâm hồn lắng nghe, hòa cùng nhịp điệu với niềm vui về cuộc sống ấm no, yên bình của những người dân nơi thôn quê.

Và một lần nữa, nhân cách của một vị quan luôn hết lòng vì dân vì nước được thể hiện ở hai câu thơ kết bài:

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

Tình yêu với thiên nhiên, tình yêu với cuộc đời của Nguyễn Trãi luôn gắn liền với lòng yêu nước da diết với dân tộc, nhân dân. Ta có thể thấy ngay cả ở thơ và ngay trong chính cuộc đời của ông, hiếm khi ông mới có được khoảnh khắc thật sự nhàn nhã hay thanh thản. Một nhà nghiên cứu đã từng phân tích rằng, ông đã tự dành cho mình quyền “rồi hóng mát thuở ngày trường” bởi ước mơ lớn nhất đời ông đã thành hiện thực. Đó là ước mơ về một cảnh dân ấm no và hạnh phúc.

Kết lại bài thơ là câu lục ngôn đầy ngắn gọn, súc tích và giàu ý nghĩa. Mặc dù ước mong của tác giả nghe rất giản dị nhưng vô cùng cao quý. Ông ước mong có được cây đàn của vua Ngu Thuấn để gảy khúc ca về cuộc sống thái bình. Ông còn ước mong triều đại của chúng ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc và đầy đủ giống như triều đại thái bình của vua Ngu Thuấn.

Xem thêm>>> Phân tích đoạn 1 bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Nguyễn Trãi luôn luôn lo cho dân, luôn mong cuộc sống ấm no, hạnh phúc đến với người dân. Nỗi lo ấy không chỉ nằm trong bài thơ này, Nguyễn Trãi còn nhiều lần tâm sự trong các bài thơ khác của ông:

“Bui có một lòng âu việc nước

Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ trung”.

“Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn

Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền”.

Trong bài thơ Cảnh ngày hè, tác giả Nguyễn Trãi đã rất sáng tạo và điêu luyện trong việc Việt hóa thơ Đường. Ông đã kết bài bằng câu lục ngôn. Dù ngắn gọn nhưng đầy hàm súc và giàu ý nghĩa. Bài thơ được tạo nên bởi ngôn ngữ đầy giản dị, không trịnh trượng, tỏ vẻ cao sang với rất nhiều từ Việt cổ, dân dã mà dễ hiểu. Các động từ cũng như từ tượng thanh được dùng rất linh hoạt trong việc diễn tả cuộc sống con người và thiên nhiên. Hình ảnh trong bài thơ cũng được miêu tả rất sống động, phong phú.

Bài thơ dù ngắn gọn nhưng rất súc tích. Qua bài thơ, ta không những chỉ thấy tình yêu thiên nhiên qua những cảm nhận đầy tinh tế về vạn vật xung quanh của Nguyễn Trãi mà hơn cả, ta còn thấy được tấm lòng yêu nước, luôn luôn lo cho dân lo cho nước. Điểm đọng lại cuối cùng ở bài thơ Nguyễn Trãi chính là vì dân, cho dân. Ông đã dành cả cuộc đời mình để cống hiến âu cũng chỉ cho nhân dân.