Phân tích bài thơ “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu

Đề bài: Phân tích bài thơ “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu.

Xuân Diệu là một nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông được biết đến với những tác phẩm thơ về tuổi trẻ, về mùa xuân, về con người. Những tác phẩm thơ của ông được viết chủ yếu vào những năm tháng kháng chiến chống Pháp và Mỹ và sau cách mạng tháng 8. Một tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách thơ của Xuân Diệu đó là bài thơ “Vội vàng”.

Bài thơ là lời thúc giục, giục dã tuổi trẻ phải sống quyết liệt, sống hết mình, trân trọng những phút giây của cuộc đời. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau phân tích bài thơ “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu.

Phân tích bài thơ "Vội vàng" của nhà thơ Xuân Diệu
Phân tích bài thơ “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu

Xuân Diệu là một con người yêu thiên nhiên, lấy thiên nhiên tạo nên cảm xúc. Nhưng trong những vần thơ đó, nhiều khi có một chút gì đó là chênh vênh hay hụt hẫng. Cái tình yêu lại gắn với nỗi đau, niềm vui lại nhiều khi song song với nỗi buồn, và không có một thứ gì đó là vĩnh hằng và luôn có hồi kết. Như Thế Lữ đã từng nhận xét “Xuân diệu là một người ở đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”. Sau khi đọc xong bài thơ “Vội vàng” chúng ta sẽ thấy toát lên tiếng nói của một con tim đang say trong cái tình yêu mãnh liệt, với rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.

Bốn câu thơ đầu của bài thơ “Vội vàng” như là nói đến một thiên đường trên mặt đất. Những thứ tuyệt đẹp nhất của thiên nhiên, cảnh sắc, hương trời. Một thế giới thần tiên mà khi ta ngắm, khi ta ngửi ta chỉ muốn lưu giữ lại mãi.

“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.”

Một con người làm sao có thể “tắt” được cái nắng hay “buộc” được cái gió. Phải chăng đó là điều mà nhà thơ mong ước, một sự ham muốn trong tâm hồn thi nhân. Vẫn biết là mọi thứ trong thiên nhiên vốn là thứ gì đó diễn ra không thể cản nổi. Nhưng vẫn khát khao, một sự khát khao phi lý. Nhưng chính điều đó thể hiện một tâm hồn đẹp của thi nhân, yêu thiên nhiên đến dường nào. Thi nhân đã cảm nhận thực sự sâu sắc cảnh quan, hương sắc của cuộc đời một cách thi vị.

Xem thêm>>> Phân tích và nói lên cảm nhận về bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu

Xuân Diệu muốn cưỡng ép cái quy luật tự nhiên, những vận động của đất trời. Ông muốn cho tất cả thấy được cái tôi của con người có thể sánh cùng tầm vóc của tạo hóa. Trong cái thiên đường của mùa xuân ấy, mọi thứ đều quá đẹp, đều quá rộn ràng. Chẳng có lý gì mà một thi nhân không chạnh lòng, và muốn lưu giữ lại những khoảnh khắc đó. Và chính điều đó, cái suy nghĩ đó chính là cái níu kéo thiên nhiên ở lại trong lòng thi nhân.

Trong cái huyết mạch của sự sống con người, tình yêu cuộc sống ngập tràn. Xuân Diệu thấy mình đang sống trong một khung cảnh thiên đường rực rỡ. :

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì,
Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.”

Một bức tranh mùa xuân thật đẹp, thật rạng rõ qua từng nét bút câu thơ. Mùa xuân đó với những cảnh sắc đầy ánh sáng, tinh khôi. Cây cối đâm trồi này lộc, vạn vật sinh sôi nảy nở, và trong cái mùa xuân đó là những nỗi niềm hạnh phúc tràn đầy. Khu vườn xuân đang tỏa hương sắc, ong bướm bay rộn ràng, tiếng chim hót như những khúc tình si, ánh nắng le lói. Điệp ngữ “Này đây” lặp đi lặp lại bốn lần, như một sự nhấn mạnh, một sự kinh ngạc trước vẻ đẹp diệu kỳ của một mùa xuân vừa đến. Một mùa xuân mơn mởn tràn đầy sức sống.

Hình ảnh “cặp môi gần” gợi làn môi tươi hồng của thiếu nữ đang hé mở đợi chờ. Khác với các nhà thơ khác thường lấy thiên nhiên là chuẩn cho mọi vẻ đẹp thì Xuân Diệu lại lấy con người giữa mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu làm chuẩn mực. Vì thế nên tháng Giêng như tràn trề nhựa sống, mơn mởn da thịt bởi xuân hồng.

Xem thêm>>> Phân tích và nghị luận bài thơ “Chạy giặc” của Nguyễn Đình Chiểu

Xuân Diệu đang cảm nhận thế giới này với một sự tinh tế nhất. Một tâm hồn bay bổng, một tình yêu đầy mãnh liệt, một sự ham muốn đến tột cùng. Qua những lời thơ có thể thấy được sự khao khát đó lớn đến dường nào. Một sự cảm nhận về thời gian đi và thời gian đi thực sự quá đặc biệt chỉ có trong tâm hồn của thi sĩ Xuân Diệu.

“Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.”

Khác với những quan niệm cũ cho rằng “xuân vẫn tuần hoàn” thì đối với Xuân Diệu:

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.”

Tương ứng với mùa xuân là con người, là tôi. Thời gian là thước đo tuổi trẻ. Thời gian sẽ một đi không trở lại, vì vậy tuổi trẻ cũng như thế. Làm chi có sự tuần hoàn cơ chứ ! Trong cái mênh mông của đất trời, cái vô tận của thời gian, sự có mặt của con người thật là ngắn ngủi, hữu hạn.

“Mùi tháng năm đền rớm vị chia phôi
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…”

Cái tinh tế của Xuân Diệu thể hiện ở chỗ: cảm nhận đuợc sự phai tàn khi vạn vật còn đang ở độ mơn mởn. Thi sĩ thấy như ngọn gió lướt qua tất cả. Lúc tạo vật đang ở thời tươi cũng là lúc phải đối diện với sự phai tàn sắp sửa. Thời gian như có mùi, có vị chia phôi chất chứa. cả đất trời, sông núi đều cất lên âm thanh của sự chia ly, tiễn biệt. Vạn vật đang than thở, ngậm ngùi, đưa tiễn phần đời của chính nó. Tất cả khiến nhà thơ cảm thấy hụt hẫng, tiếc nuối.

Không thể buộc gió, không thể tắt nắng, cũng không thể cầm giữ được thời gian, thì chỉ có cách thực tế nhất là chạy đua với thời gian, là phải tranh thủ sống:

“Chẳng bao giờ, ôi ! Chẳng bao giờ nữa…”

Nếu như ở hai khổ thơ đầu, Xuân Diệu nói về ttình yêu thiết tha với thiên đuờng nơi trần thế của mình hay ở khổ thơ thứ ba tác giả đưa ra một quan niệm mới mẻ về thời gian: mùa xuân đi là mùa xuân không quay trở lại, lấy con nguời giữa tuổi trẻ làm chuẩn cho mọi vể đẹp thì ở khổ thơ thứ tư lại là lời giục giã sống vội vàng, cuống quýt của tác giả. Mở đầu khổ thơ, Xuân Diệu viết: “Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm!”. Đây là lời giục giã sống vội vàng, sống sao cho có ý nghĩa khi còn trẻ bởi thời gian sẽ trôi qua rất nhanh. Và ở đây, Xuân Diệu đã gợi ra một cách sống, một quan niệm sống tích cực hơn: sống hết mình từng giây, sống tận hiến và tận hưởng cuộc sống bằng các giác quan, sống hết mình ở thời tươi đẹp nhất.

Xem thêm>>> Phân tích hình ảnh nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo”của Nam Cao

Ở đoạn thơ cuối, tác giả đã sử dụng một loạt động từ tăng tiến để thể hiện cảm xúc mãnh liệt của mình:

“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều”

Phần đầu bài thơ tác giả xưng hô là “Tôi”, thì đến phần cuối bài thơ tác giả lại xưng “Ta”. Cái “tôi” là cái nói lên những cảm nhận, những cái khao khát, hay giãi bày tâm sự. Còn cái “ta” là những cái phải đối diện, là những sự gấp gáp vồ vập. Nhà thơ muốn ôm lấy tất cả những khoảnh khắc của sự sống mới bắt đầu, muốn trải mình với mây gió, muốn sải cánh bay cùng với bướm và tình yêu, và muốn thâu lại tất cả trong cái hôn nhiều. Dường như Xuân Diệu muốn tất cả vũ trụ này có thể ôm hết trong vòng tay của mình, và dường như rất hối hả, cuống quýt sợ một điều gì đó sẽ thoát khỏi vòng tay đó.

Sau khi phân tích bài thơ “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu chúng ta có thể thấy được tâm hồn thi sĩ đẹp thế nào. Một thứ tình yêu trong sáng đến mãnh liệt với cuộc đời, trân trọng cái thời gian đang có, mãnh liệt với tình yêu cuộc sống và tình yêu đôi lứa. Luôn gấp gáp, luôn khẩn trương, như hiểu rằng thời gian có thể trôi đi rất nhanh, mọi thứ có thể thay đổi. Nhưng với trái tim chưa bao giờ chán sống, luôn yêu cuộc sống, mọi thứ có thể mãi trong vòng tay.

Tải về máy

Download “Phân tích bài thơ "Vội vàng" của nhà thơ Xuân Diệu.”

ylDVO – Downloaded 589 times –

Xem thêm:
– Nêu vắn tắt sự nghiệp văn học của Xuân Diệu
– Phân tích bài “Thơ Duyên” của Xuân Diệu
– Phân tích bài thơ “Tin thắng trận” của Hồ Chí Minh