Đề bài: Phân tích tác phẩm “Nhàn” của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Đánh giá quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm liên hệ với quan niệm sống nhàn với giới trẻ hiện nay.
Bài làm
Nguyễn Bỉnh Khiêm là người thanh liêm chính trực, có học vấn uyên thâm, có uy tín và ảnh hưởng lớn với thời đại. Ông đỗ trạng nguyên dưới triều nhà Mạc và được phong Trình Tuyền Hầu, Trình Quốc Công. Nguyễn Bỉnh Khiêm dâng sớ vạch tội mười tám lộng thần nhưng không được hấp nhận nên ông cáo quan về quê lập am Bạch Vân, dựng quán Trung Tân.
Xem thêm>>> Phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” trong chùm thơ của Nguyễn Trãi
Ông đã mở trường dạy học, đào tạo được nhiều học trò giỏi. Ông còn được biết đến với vai trò là một nhà thơ với hai tập thơ tiếng Hán “Bạch Vân am thi tập” và tập thơ Nôm “Bạch Vân quốc ngữ thi”. Thơ của ông mang đậm tính triết lý, ngợi ca thú thanh nhàn, phê phán những điều xấu xa trong xã hội. Bài thơ “Nhàn” được viết bằng thể thất ngôn bát cú đường luật, là tiếng lòng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về một cuộc sống thanh thản nơi đồng quê.
Tâm hồn tràn ngập niềm vui và sự thanh tịch trong tâm hồn tác giả. Có thể hiểu quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là tự do chọn cách sống cho mình, sống một cách tích cực, không màng danh lợi, luôn giữ tâm hồn thanh cao hòa hợp với thiên nhiên. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống nhàn là thế còn với giới trẻ hiện nay thì có lẽ sống nhàn có đôi chút khác với ông.
Cũng là được tự do chọn cách sống cho mình nhưng không hẳn là tích cực mà họ sống theo hưởng thụ không làm gì cả. Vẫn muốn có chức danh, địa vị mà không muốn phấn đấu, không muốn nỗ lực chỉ nằm nhà nghỉ ngơi, chơi, ăn uống. Thế nên thế hệ trẻ ngày nay nên xem lại lối sống được coi là nhàn của mình.
Chỉ với tám câu thơ đường luật, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mang đến cho người đọc một cuộc sống an nhàn nơi đồng quê êm ả. Mở đầu là hai câu thơ vô cùng mộc mạc:
“Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.”
Hai câu đầu hiện lên như một lão nông với cuộc sống lao động chất phát bình dị. Biện pháp điệp từ “một” kết hợp với liệt kê các danh từ chỉ công cụ lao động quen thuộc của nhà nông “mai”, “cuốc”, “cần câu” cho thấy cái gì cũng có, cũng sẵn sàng, chỉ đợi nhà thơ lựa chọn mà thôi.
Xem thêm>>> Nghị luận “Bình Ngô Đại Cáo” một tác phẩm của Nguyễn Trãi
Từ láy “thơ thẩn” diễn tả trạng thái nhàn hơi, rảnh rỗi khác hẳn với sự cực nhọc như những người lao động “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”. Cụm từ “dầu ai vui thú nào” cho ta thấy thái độ hài kiên định của Nguyễn Bỉnh Khiêm với lối sống nhà mà ông đã lựa chọn.
Hai câu thơ đầu toát lên vẻ ung dung tự tại của một con người đã hòa mình vào chốn cây cỏ điền viên, được sống theo ý mình thích. Có thể kiểu nhàn ở đây là làm chủ bản thân, tự do lựa chọn cho mình cách sống.
Đến hai câu thơ tiếp theo thì thể hiện quan niệm sống của bậc chí trai tìm về nơi vắng vẻ để giữ sự trong sạch cho tâm hồn:
“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.”
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối lập giữa “nơi vắng vẻ” và “chốn lao xao”. Đó là sự đối lập giữa hai kiểu người, hai thái độ sống. Người thì cho mình là dại, người thì cho mình là khôn. Tác giả đồng thời cũng sử dụng biện pháp ẩn dụ ở hai hình ảnh “nơi vắng vẻ”, “chốn lao xao”.
“Nơi vắng vẻ” ở đây được hiểu là nơi yên tĩnh, thanh vắng có không gian của cuộc sống thôn quê bình dị. Ở đó con người sống thoải mái, tìm thấy sự vô tư trong tâm hồn. Trái ngược với “nơi vắng vẻ” là “chốn lao xao”. Đó là nơi ồn ào, huyên náo, nơi không gian chốn quan trường, ngựa xe tấp nập nhưng bon chen hiểm học. Muốn tồn tại được thì phải giành giật, khôn lường, khom lưng uốn gối khiến cho con người dễ bị tha hóa.
Xem thêm>>> Nghị luận xã hội về vấn đề bạo hành trẻ em trong gia đình hiện nay
Hai câu thơ là sự đối lập giữa quan niệm sống nhàn và danh lợi. Với tác giả, khi trở về với thiên nhiên là thoát khỏi vòng ganh đua của thói tục. Không bị cuốn hút bởi tiền tài, đại vị để tâm hồn an yên. Ông từng viết:
“Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn”
Như vậy “ta” dại, “người” khôn ở đây chỉ là cách nói ngược, mỉa mai lối sống chạy theo danh lợi tầm thường. Lựa chọn “nơi vắng vẻ” là sự lựa chọn tỉnh táo, sáng suốt bởi ông có một cốt cách thanh cao, một tâm hồn đáng ngưỡng mộ.
Hai câu thơ luận đã mở ra cho người đọc về một cuộc sống bình dị, giản đơn của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
Hai câu thơ như bức tứ bình về cảnh sinh hoạt bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông với thức ăn “măng trúc”, ”giá” rất đạm bạc, dân dã. Sinh hoạt: “tắm hồ sen”, “tắm ao” rất thuần hậu, thanh cao. Mùa nào thức ấy, mọi thứ đều gần gũi, sẵn sàng nguồn gốc từ thiên nhiên. Cuộc sống như thế đem lại cho con người niềm vui, sự nhẹ nhõm, thanh thản. Có thể thấy nhàn ở đây là sống thuận theo tự nhiên.
Đến câu kết thì dường như cho người đọc đúc kết được tinh thần, cốt cách cũng như suy nghĩ của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
“Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”
Tác giả đã sử dụng điển cố Thuần Vu Phần qua các từ “rượu”, “cội cây” để bày tỏ cảm xúc, thái độ về công danh, phú quý. Với tác giả, phú quý cũng chỉ là giấc chiêm bao. Hai chữ “nhìn xem” cho thấy một thế đứng cao hơn danh lợi đó chính là thái độ coi thường danh lợi. Đặt trong hoàn cành của tác giả khi đó thì đấy là một quan niệm sống rất tích cực.
Như vậy, chỉ với tám câu thơ, Khi phân tích tác phẩm “Nhàn” của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khiến người đọc hiểu hơn, ngưỡng mộ, khâm phục cốt cách, tâm hồn, phong thái của ông. Bài thơ như lời tâm sự thâm trần, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.
Hãy chia sẻ bài văn hay này nếu bạn thấy thú vị và ý nghĩa nhé.
Xem thêm>>> Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm trong xã hội hiện nay