Phân tích “Hạnh phúc của một tang gia” trong tiểu thuyết “Số đỏ”

Đề bài: Phân tích “Hạnh phúc của một tang gia” trong tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng để làm rõ sự ngược đời, đáng phê phán của đoạn trích.

Vũ Trọng Phụng có biệt tài châm biếm đả kích xã hội thực dân phong kiến tư sản bất công, thối nát. Ông có tiểu thuyết “Số đỏ” được đăng ở Hà Nội vào 1936 và in thành sách vào 1938. “Số đỏ” là cuốn tiểu thuyết trào phúng được viết theo khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa.

Nhân vật chính của tiểu thuyết là Xuân Tóc Đỏ, một nhân vật lêu lổng và tinh quái, nhưng do “vào vòng” toan tính của những nhân vật vô đạo đức, vu lợi và lừa bịp mà Xuân nhanh chóng thăng tiến. Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” thuộc chương 15 trong tác phẩm. Nổi bật lên trong tác phẩm là nghệ thuật trào phúng độc đáo.

Phân tích "Hạnh phúc của một tang gia" trong tiểu thuyết số đỏ
Phân tích “Hạnh phúc của một tang gia” trong tiểu thuyết số đỏ

Ý nghĩa châm biếm của tác phẩm được gửi cả vào trong cái tên của chương truyện. Một gia đình có tang, thậm chí còn là đại tang ắt phải tiếc thương, sầu não, ấy vậy mà mọi thứ đều ngược lại. Sử dụng nghệ thuật trào phúng độc đáo, Vũ Trọng Phụng đã tạo nên một tình huống gây cười nhưng cũng đáng phê trách.

Xem thêm>>> Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên

Nội dung của đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” nói về việc sau khi Xuân đã vô tình làm cụ cố tổ qua đời, nhưng nghịch lí cái nỗi con cháu không chút buồn mà còn tưng bừng vui vẻ, biết ơn Xuân Tóc Đỏ bởi vì ai cũng muốn một phần của gia tài.

Đám ma được tổ chức rất lớn, theo cả lối Ta, Tàu, Tây,… và trong, ngoài tang đều vui và nhìn như đây là một “đám ma danh giá”. Lúc hạ huyệt, ông Phán mọc sừng dúi tiền vào tay Xuân vì “thành tích” của anh ta.

Cuối chương thứ mười bốn, Xuân đã vô tình làm cụ cố gần chết vì tức uất là có cô cháu gái là Tuyết hư hỏng và lên cơn bệnh rồi cuối cùng chết thật. Tưởng mình đã gây trọng tội, anh ta bỏ chạy, đi trốn. Nhưng trước đây, vì thuộc lòng những bài quảng cáo thuốc lậu nên mọi người tưởng hắn phải tài năng, giỏi giang lắm, và gọi hắn là “đốc tờ Xuân”.

Nên khi biết được hay là hắn bỏ chay như vậy, mọi người cứ ngỡ là do hắn không chữa được bệnh nên bỏ chạy, là rằng cái bệnh của cụ cố là không có cách nào cứu chữa nổi. Càng khiến cho danh dự của anh ta to thêm, “thiếu đốc tờ Xuân là thiếu tất cả”. Trong khi Xuân còn đang sợ hãi, trốn ở đâu không biết thì cả họ đang ăn mừng, biết ơn anh ta vì có “công” làm cho cụ cố Hồng thành ra như vậy.

Cái chết đã thỏa mãn cho tất cả mọi người trong gia đình, vì họ đã đợi rất lâu để lão già ấy chết đi để họ có thể chia gia tài. Kẻ mang trọng tội lại thành mang ơn lớn. Cái tình huống thật nực cười làm sao, nhưng cũng thật đáng phê phán trong một cái xã hội coi mạng người như không như vậy, còn kẻ gây ra cái chết lại được ca tụng, đây thật là nghịch lý.

Cái mâu thuẫn ấy lại còn có ở ngay trên tiêu đề “Hạnh phúc của một tang gia”, nghĩ đến tang gia thì ta đều cho rằng đó là sự mất mát, sự khổ đau vì đã một người đã qua đời. Nhưng ở đây lại có từ hạnh phúc gắn liền với tang gia, thật mâu thuẫn làm sao! Và khi ta càng đọc sâu vào đoạn trích, cái niềm vui ấy lại càng trở nên đa dạng, mỗi người mỗi vẻ.

Xem thêm>>> Tình yêu đời, yêu cuộc sống của nhà thơ Xuân Diệu qua bài thơ “Vội vàng”

Cụ cố Hồng thích được già để mọi người gọi là cố. Cụ chưa gì đã “mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xơ gai, lụ khụ chống gậy, vừa kho hạc vừa khóc mếu, để cho thiên hạ phải chỉ trỏ; “Úi già, con trai lớn đã già đến thế kia kìa”, cụ nghĩ ngợi rằng cái đám ma như thế, cái gậy như vậy thì ai cũng chắc phải khen.

Còn con cụ là ông Văn Minh, người không hề để tâm đến người đã đi xa mà chỉ lo đến cái di chúc thôi. Vậy nên ông ta đang nghĩ đến việc mời luật sư chứng kiến cái chết của ông nội để cái di chúc đi vào hiệu lực. Ông chỉ băn khoăn mỗi cái nỗi là không biết xử trí với Xuân Tóc Đỏ ra sao đây vì dù anh ta có hai cái tội nhỏ là làm hư một em gái ông và tố cáo tội trạng của em gái khác nhưng lại có “công” rất lớn đó là gây ra cái chết của cụ tổ.

Cái chết của con người là điều không thể xem nhẹ được, vậy mà ở đây Xuân Tóc Đỏ lại được ông Văn Minh làm thành lí do để tha cho những tội lỗi khác của anh ta. Hơn nữa ông ta lại còn chẳng còn để tam đến người đã mất mà chỉ lo đến số tiền được vào tay mình. Thật trớ trêu sao!

Ông Tuýp-phờ-nờ vì vui mừng vì cuối cùng cũng có cơ hội để lăng xê các mốt quần áo, cũng như bà Văn Minh vui mừng vì đã có thời điểm để khoe áo quần mới. Ông Phán được gọi là mọc sừng vì có vợ lừa dối, ngoại tình nhưng khi nghe là vì cái sừng vô hình ấy sẽ giúp ông có thêm vài nghìn đồng, ông ta lại càng sung sướng hơn vì “chính ông cũng không ngờ rằng giá trị đôi sừng hươu vô hình trên đầu ông ta lại to đến thế.

Chẳng lẽ cái danh dự và cái chết của một con người không bằng một và tờ tiền sao, đến nỗi bị vợ ngoại tình ông Phán mọc sừng cũng không để ý bằng vài nghìn đồng được chia thêm.

Cô Tuyết sau cái tin đồn với Xuân Tóc Đỏ thì mừng rỡ vì nghĩ đám tang này sẽ có thể trở thành cơ hội cho mình để mặc bộ y phục Ngây thơ, như để chứng tỏ mình vẫn còn trong trắng, chưa mất chữ trinh với thiên hạ, với khuôn mặt “lại hơi có một vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt một nhà có đám”. Mắt Tuyết thì liếc đi liếc lại tìm bóng dáng Xuân – người “bạn giai”. Còn Tú Tân, cậu nhân dịp này để chứng minh hiệu quả của máy ảnh.

Cái tang của cụ cố tổ là hạnh phúc và dịp cho người trong gia đình thỏa mãn những nhu cầu riêng ích kỉ của mình. Ngoài những người nhà của người quá cố thì phải nói đến cả đám bạn bè, quan khách của tang chủ, họ đi đưa đám không phải để chia buồn mà cũng như đám người kia, khoa ngực đầy những huy chương như: Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh, Cao Mên bội tinh, Vạn Tượng bội tinh… Trên mép và cằm thì đều đủ râu ria, hoặc dài, ngắn, hoặc đen, hung hung, hoặc lún phún, rầm rậm.

Xem thêm>>> Phân tích nhân vận Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

Đám phụ nữ quý phái, đám trai thanh gái lịch thì đang theo đuổi, học đòi phong trào Âu hóa, đi đưa ma mà vẫn cười tình, bình phẩm, chê bai, hẹn hò nhau. Tất cả bọn họ hoàn toàn dửng dưng với người chết, tất cả đều thản nhiên, vui vẻ và dối trá. Tác phẩm của Vũ Trọng Phụng dường như đã lột bộ mặt thật của cái xã hội vô tình, ích kỉ, vạch chân tướng của những kẻ đeo trên mặt bộ mặt nạ văn minh giả tạo, chỉ biết đến cái lợi của bản thân.

Người dân hai bên đường thi nhau đổ xô ra xem đám ma như một sự kiện lạ. Một đám ma to đến nỗi ai ai trong tang gia cũng cảm thấy hết sức sung sướng và cả hàng phố nhốn nháo cả lên, khen đám ma to.

Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” mang đầy những chi tiết trào phúng, nghịch lý đến nỗi nhà văn cũng phải viết “Thật là một đám tang to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu” để chỉ rằng đám ma hình thức thì trang trọng, lớn lao, người người buồn khổ nhưng lại không có tình người.

Vậy mà đến khi chụp ảnh cậu Tú Tân lại “bắt bẻ từng người một, hoặc chống gây, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau mắt như thế này, như thế nọ…”. Mỉa mai làm sao, những con người không quan tâm đến cái chết của cụ cố tổ vậy mà vẫn một mực đeo mặt nạ giả tao để bày cho thiên hạ thấy là mình quan tâm, là có trái tim lớn.

Đây chẳng biết nổi là bi kịch hay hài kịch nữa. Cái cảnh đáng buồn và phẫn nộ nhất là cuối cùng khi ông Phán dúi tiền vào tay Xuân Tóc Đỏ. Thật trơ trẽn! Xuân Tóc Đỏ đã gây ra cái chết của một con người vậy mà ông Phán lại trả tiền vì cái “công” giết người ngay trên huyệt của người mới chôn.

Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” trong tác phẩm “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng đã phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” ở thành thị những năm trước cách mạng sử dụng nghệ thuật trào phúng vô cùng đặc sắc cùng tài kết hợp ngôn từ trái ngược trong một câu văn để làm bật lên cái sự vô nghĩa lí của đời.

Xem thêm>>> Phân tích cảnh vật, cảnh người trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam