Phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” trong chùm thơ của Nguyễn Trãi

Đề bài: Phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” trong chùm thơ của Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi là một nhà chính trị, nhà thơ lớn của Việt Nam thời kỳ nhà Hồ và nhà Lê. Nhắc đến Nguyễn Trãi chắc hẳn ai cũng nhớ tới tác phẩm để đời của ông là “Bình Ngô Đại Cáo”. Nhưng không chỉ có tác phẩm đó, Nguyễn Trãi còn sáng tác rất nhiều tác phẩm có giá trị khác. Trong đó phải kể đến bài thơ “Cảnh ngày hè” trong chùm thơ Bảo kính cảnh giới của ông. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” trong chùm thơ của tác giả Nguyễn Trãi để thấy được nỗi niềm tâm sự của tác giả trong bức tranh mùa hè độc đáo.

Phân tích bài thơ "Cảnh ngày hè" trong chùm thơ của Nguyễn Trãi
Phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” trong chùm thơ của Nguyễn Trãi

Rồi hóng mát thủa ngày trường

Hòa lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tich dương.

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

Bài thơ “Cảnh ngày hè” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cứ Đường Luật. Mở đầu bài thơ là hình ảnh vô cùng nhàn nhã của Nguyễn Trãi đang tận hưởng cái bóng mát của tán cây. Có lẽ rằng, việc nước việc quân đã xong xuôi tất cả, Nguyễn Trãi đã trở về với cuộc sống đời thường đơn sơ giản dị của mình. Cuộc sống đó rất gần gũi với thiên nhiên, và trong cái cảm nhận của con mắt của thi nhân nó thực sự đẹp, thực sự quá đỗi tuyệt vời.

“Rỗi hóng mát thở ngày trường”, câu thơ vang lên gây chú ý cho người đọc. Dường như mọi thứ đã xong xuôi, không còn phải bận tâm điều gì. Nhưng thực chất nỗi lòng của Nguyễn Trãi chắc ai cũng hiểu, ông đã sống vì nước vì dân nhưng mà trong cái xã hội đã suy yếu, gian thần làm loạn, khiến ông phải từ bỏ chốn quan trường về ở ẩn. Và cuộc sống an nhàn này, thực sự rất rảnh rỗi, không còn gánh nặng đè lên vai. Cả câu thơ dường như Nguyễn Trãi đã bộc lộ một nỗi niềm tâm sự thầm kín.

Xem thêm>>> Nghị luận “Bình Ngô Đại Cáo” một tác phẩm của Nguyễn Trãi

Sống hòa mình trong thiên nhiên nên Nguyễn Trãi đã tinh tế phát hiện ra những vẻ đẹp thuần khiết mà nơi chốn triều đình, cung cấm đầy rẫy thị phi không thể xuất hiện được. Đó là:

Hòe lục đùn đùn tản rợp giương.

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Dưới bóng cây râm mát, hưởng lạc cuộc sống an nhàn. Trái tim của thi sĩ trong cái “Cành ngày hè” đó hiện ra thật đẹp chỉ trong vài nét bút phác họa. Một quê hương thực sự tràn đầy sức sống đua chen nhau. Nào là những cây hòe tán lá xum xuê xòe rộng, những bông hoa đỏ thắm của cây lựu nở rộ, những bông sen hồng thơm nức mùi hương . Sức sống đang bao trùm lên cảnh vật, khiến cho nhà thơ/nhà chính trị như Nguyễn Trãi cũng cảm thấy siêu lòng mình, mọi thứ đang như dồn sức sống lên cành lên lá, lên hoa.

Xem thêm >>> Cảm nhận của anh chị về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Sức sống trong cây đang đùn đùn dâng lên cành, lên lá, lên hoa. Cây tỏa bóng rợp xuống mặt sân, tỏa luôn bóng mát vào hồn thi sĩ. Ba câu thơ nhắc đến ba loại cây: hòe, lựu, sen nhưng chẳng lẽ tác giả chỉ nói đến cây? Dường như có cả con người lồng trong đó, hết sức kín đáo. Các từ đùn đùn (dồn dập tuôn ra), giương (toả rộng ra), phun, tiễn (ngát, nức) gợi tả sức sống căng đầy chất chứa bên trong sự vật, tạo nên những hình ảnh mới lạ, ấn tượng. Câu thơ thứ hai ngắt nhịp 4/3. Hai câu thơ tiếp theo đổi nhịp thành 3/4, tạo thêm cho cảnh vật vẻ sinh động, rộn ràng. Giữa cảnh với người có nét tương đồng nào chăng? Bởi Nguyễn Du đã từng viết rằng

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Ở đây ta bắt gặp cảnh sắc thiên nhiên căng tràn sức sống cho thấy rằng lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời của nhà thơ rất mãnh liệt, đồng thời còn có ham muốn được cống hiến công sức của mình cho đời này thêm đẹp. Đời người anh hùng cũng đã vơi nhưng giống như hàng tùng bách dày dạn tuyết sương nên sức sống vẫn chảy mạnh trong huyết quản. Thức đỏ (màu đỏ) của hoa lựu phải chăng là thức đỏ của tấm lòng sắt son với dân với nước?!

Mùi hương thơm ngát của sen có phải là lí tưởng chẳng bao giờ phai nhạt của Nguyễn Trãi suốt đời phấn đấu vì đất nước thanh bình, vì nhân dân hạnh phúc. Bởi hoa sen là một loài hoa cao quý, dẫu cho sống giữa đầm lây nhơ nhấp, thị phi nhưng vẫn mãi trong sạch, ngát hương dâng cho đời. Và vua Lê Thánh Tông đã có câu thơ ca ngợi Nguyễn Trãi “ Ức Trai lòng sáng tựa sao Khuê.”

Xem thêm>>> Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong Tấm Cám

Bốn câu thơ trên Nguyễn Trãi miêu tả cảnh vật đang căng tràn nhựa sống thì hai câu thơ tiếp theo là chuỗi âm thanh thanh bình chốn thôn quê cùng hình ảnh con người xuất hiện:

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng hỏi cầm ve lầu tịch dương.

Từ tượng thanh Lao xao đặt trước hình ảnh chợ cá làm nổi bật không khí nhộn nhịp của làng ngư phủ. Lao xao – tiếng trao qua đổi lại, ồn ã tiếng nói tiếng cười. Tất cả đều là hơi hướng của cuộc sống lao động cần cù, chân chất. Những âm thanh lao xao ấy hòa vào tiếng ve kêu dắng đỏi bất thần nổi lên trong chiều tà, báo hiệu chấm dứt một ngày hè nơi thôn dã. Tiếng ve lúc chiều tà thường gợi buồn, nhưng với nhà thợ lúc này, nó trở thành tiếng đàn rộn rã khiến tâm trạng nhà thơ cũng náo nức hẳn lên.

Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương

Mạch thơ từ hướng ngoại sang hướng nội. Từ miêu tả sang biểu cảm, khách thể sang chủ thể. Nguyễn Trãi đã trực tiếp bộc lộ nỗi lòng mình trong hai câu thơ kết. Ấy là một giấc mơ, và cả một học thuyết nhân sinh ấp ủ bật ra thành lời. Giấc mơ, đó là giấc mơ Nghiêu Thuấn. Giấc mơ ngàn đời của những con người Phương Đông sống trong thời trung đại. Mong sao có một bậc vua hiền để được yên ổn ấm no hạnh phúc. Trước hơn bốn trăm năm, thời Tiền Lê, Pháp Thuận đã phát biểu “Vận nước như mây cuốn / Trời Nam mở thái bình / Vô vi trên điện các / Xứ xứ dứt đao binh”.

Vận nước có rối ren thế nào cũng mong hai chữ thái bình, nhà vua đừng làm điều gì nhiễu nhương thì khắp nơi đều hết nạn binh đao. Sau mấy mươi năm, vị vua hiền minh Lê Thánh Tông cố sức mình cũng chỉ để thỏa lòng mong muốn:

Nhà nam nhà bắc đều có mặt

Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình

Bây giờ đây, ưu tư thế cuộc, nhìn đời – từ cỏ cây, vạn vật đến sinh linh vui sống như thế, Nguyễn Trãi lại khắc khoải khát vọng muôn năm này. Mong trị quốc, bình thiên hạ sao cho dân giàu nước mạnh là giấc mơ của một bậc đại nhân. Nếu giấc mơ kia là của bậc đại nhân, thì cái lõi tư tưởng của giấc mơ là của bậc đại trí. Đó là tư tưởng “thân dân” (dĩ dân vi bản) từng được vạch rõ trong Bình Ngô Đại Cáo – “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Đó là tư tưởng lớn. Với Nguyễn Trãi, tư tưởng ấy từng sôi sục trong hành động, khắc khoải trong tâm tưởng, rát bỏng trong thi ca. Cả bài thơ Thất ngôn bát cú đến tận dòng cuối cùng, chữ “dân” mới bật ra, song chính là cái nền tư tưởng, tình cảm của tác giả, cái hồn của bài thơ. Đó chính là sợi chỉ dỏ xâu chuỗi cả 8 câu thơ lại.

Tác phẩm “Cảnh ngày hè” thực sự là một sáng tác độc đáo của Nguyễn Trãi. Bài thơ là một bức tranh tràn đầy sức sống của cảnh hè. Một cuộc sống an nhàn của một tư tưởng lớn đã rời xa chốn quan trường, tận hưởng những gì là bình dị nhất của cuộc sống. Bài thơ mượn cảnh ngụ tình, nói lên tình yêu thiên nhiên, yêu đời của thi nhân. Cuộc sống đó yên bình, nhưng cũng là niềm mong ước của tác giả muốn nó mãi trường tồn. Như chính là sự trường tồn của đất nước, dân giàu nước mạnh, yên vui tươi đẹp.

Tấm lòng nhà thơ đầy tình nghĩa và cao cả khiến người đời kính trọng, dân chúng biết ơn bởi những đóng góp của ông dành cho đất nước. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì trong lòng Nguyễn Trãi vẫn mãi hướng về nhân dân, một lòng trung quân ái quốc.

Xem thêm:
– Cảm nhận về bài thơ Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng)
– Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ trong bài Đất Nước

Nghị luận về hiện tượng nghiện điện thoại thông minh ở trẻ em hiện nay