Dàn ý và bài văn mẫu: Thuyết minh về phong tục lễ hội hoặc di tích lịch sử mà em đến tham quan
Hướng dẫn lập dàn bài chi tiết và bài văn mẫu đề bài: Nhân dịp một lễ hội ở quê em, hãy đi dự, quan sát trực tiếp, tìm hiểu và tra cứu tài liệu, để thuyết minh về phong tục lễ hội hoặc di tích lịch sử mà em đến tham quan.
Dàn bài chi tiết đề bài: Nhân dịp một lễ hội ở quê em, hãy đi dự, quan sát trực tiếp, tìm hiểu và tra cứu tài liệu, để thuyết minh về phong tục lễ hội hoặc di tích lịch sử mà em đến tham quan.
I. Mở bài
Hằng năm, cứ vào mồng 5 Tết Nguyên đán (tháng Giêng âm lịch), người Hà Nội lại đổ về gò Đống Đa xem lễ hội.
II. Thân bài
– Đây là lễ hội ôn lại chiến thắng hào hùng của vua Quang Trung. Rực rỡ và hấp dẫn nhất là lễ rước vua Quang Trung.
– Sáng mồng 5, đám rước tề tựu đông đủ trước đình Khương Thượng. Người đóng vai vua Quang Trung mặc áo bào đỏ sạm đen khói súng, oai phong lẫm liệt trên mình voi, trỏ tay thẳng phía trước, tiến vào sân đình. Chiêng trống gióng giả, sau tuần hương, cuộc đại lễ bắt đầu bằng lễ tế thần.
– Sáng mồng 5, đám rước tề tựu đông đủ trước đình Khương Thượng. Người đóng vai vua Quang Trung mặc áo bào đỏ sạm đen khói súng, oai phong lẫm liệt trên mình voi, trỏ tay thẳng phía trước, tiến vào sân đình. Chiêng trống gióng giả, sau tuần hương, cuộc đại lễ bắt đầu bằng lễ tế thần.
– Vua Quang Trung khoanh tay nâng nhang trên trán tiến vào bàn thờ, đôi bên văn võ thành kính lễ theo.
– Gần 11 giờ, đám rước mừng chiến thắng khởi hành. Vua Quang Trung rời voi chiến, lên kiệu, trong tiếng chiêng trống rầm trời, kiệu vua uy nghi tiến về gò Đống Đa.
– Khi đám rước tới khu trung tâm gò Đống Đa thì pháo nổ ran chào mừng. Lễ kỉ niệm bắt đầu bằng bài diễn văn súc tích kể về chiến công đại phá quân Thanh, giải phóng Thăng Long đúng ngày mồng 5 Tết Nguyên đán năm Kỉ Dậu(1789).
– Khi đám rước tới khu trung tâm gò Đống Đa thì pháo nổ ran chào mừng. Lễ kỉ niệm bắt đầu bằng bài diễn văn súc tích kể về chiến công đại phá quân Thanh, giải phóng Thăng Long đúng ngày mồng 5 Tết Nguyên đán năm Kỉ Dậu(1789).
– Sau đó là các trò chơi dân gian, sôi nổi nhất là đấu vật mô tả trận giáp lá cà giữa quân Tây Sơn và quân Thanh ở trận Ngọc Hồi lịch sử.
– Lễ hội kết thúc bằng tiết mục biểu diễn văn nghệ ở nhiều sân khấu.
III. Kết bài
Tham dự lễ hội là dịp để chúng em ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc, được chứng kiến những chiến công hiển hách của vị anh hùng áo vải Quang Trung.
Bài văn mẫu: Nhân dịp một lễ hội ở quê em, hãy đi dự, quan sát trực tiếp, tìm hiểu và tra cứu tài liệu, để thuyết minh về phong tục lễ hội hoặc di tích lịch sử mà em đến tham quan.
Thuyết minh về lễ hội gò Đống Đa
Hội gò Đống Đa là một lễ hội lớn của người dân Hà Nội. Hội diễn ra hàng năm vào ngày mùng 5 tết Nguyên Đán tại gò Đống Đa, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung – người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Hơn 200 năm trước (1789), nhà vua Quang Trung thần tốc hành quân từ nam ra Bắc tiêu diệt 29 vạn quân Thanh và bè lũ vua quan bán nước Lê Chiêu Thống. Vào ngày mùng 5 tết âm lịch, tại gò Đống Đa, quân ta đã tổ chức trận đánh lớn, tiêu diệt toàn bộ quân Thanh đồn trú ở đây.
Thái thú Điền Châu Sầm Nghi Đống vì quá sửng sốt trước sức mạnh của quân ta đã treo cổ tự vẫn. Chiến thắng Đống Đa đã quyết định sự đại bại của toàn bộ tập đoàn quân Thanh, khiến chúng tháo chạy về nước. Từ đó, hằng năm, để tưởng nhớ chiến thắng lịch sử này, nhân dân trong vùng đã tổ chức lễ hội gò Đống Đa
Lễ hội gò Đống Đa ôn lại chiến thắng hào hùng của vua Quang Trung. Ngoài phần lễ có phần hội hết sức tưng bừng rộn rã, thể hiện lòng yêu nước và tinh thần thượng võ của dân tộc.
Trước ngày diễn ra lễ hội, không khí chuẩn bị khẩn trướng, náo nức diễn ra khắp nơi. Từ việc chuẩn bị nghi lễ dâng hương, chuẩn bị người đưa kiệu đến các trò chơi tranh giải cũng được hết sức chu đáo.
Sáng mồng 5, cả nước tề tựu đông đủ trước đình Khương Thượng. Người đóng vai vua Quang Trung mặc áo bào đỏ sạm đen khói súng, oai phong lẫm liệt trên mình với, trỏ tay thẳng phía trước, tiến vào sân đình. Chiêng trống gióng giả, sau tuần hương, cuộc đại lễ bắt đầu bằng lễ tế thần.
Người đóng vai vua Quang Trung khoanh tay nâng nhang trên trán tiến vào bàn thờ, đôi bên quan võ thành kính lễ theo. Đây là nghi thức tế cáo trời đất lên ngôi Hoàng đế của vua Quang Trung tại núi Bân trước khi tổ chức tiến quân ra Bắc.
Đến gần 12 giờ trưa, từ đình làng Khương Thượng đến gò Đống Đa, người ta tiến hành đám rước thần mừng chiến thắng. Đám rước dài, rực rỡ sắc màu trông rất đẹp mắt, diễu hành chậm rãi, trật tự để cho dân chúng có thể chiêm ngưỡng tỉ mỉ bức tượng hoành tráng của lễ hội. Vua Quang Trung rời voi chiến, lên kiệu, trong tiếng chiêng trống rầm trời, kiệu vua uy nghi tiến về gò Đống Đa.
Đi sau đám rước là một tốp thanh niên mặc những bộ trang phục giống nhau đi quanh đám rước Rồng lửa và biểu diễn côn quyền nhằm tái hiện lại hình cảnh của chiến trận năm xưa, biểu dương khí thế của nghĩa quân Tây Sơn. Đây là một trò diễn độc đáo của lễ hội gò Đống Đa.
Khi đám rước tới khu trung tâm gò Đống Đa thì pháo nổ rang chào mừng. Lễ kỉ niệm bắt đầu bằng bài diễn văn xúc tích kể về chiến công đại phá quân Thanh, giải phóng Thăng Long đúng ngày mồng 5 Tết Nguyên đán năm Kỷ Dậu (1789).
Sau sau phần nghi lễ là đến phần hội. Các trò chơi dân gian bắt đầu được triển khai để nhân dân trong vùng vui chơi. Sôi nổi nhất là đấu vật mô tả trận giáp lá cà giữa quân Tây Sơn và quân Thanh ở trận Ngọc Hồi lịch sử.
Lễ hội gò Đống Đa kết thúc bằng tiết mục biểu diễn văn nghệ ở nhiều sân khấu. Những tiết mục văn nghệ của bà con nông dân quanh vùng hát ca mừng ngày lễ trọng đại của dân tộc, thể hiện niềm tự hào lớn lao về chiến thắng lịch sử, lòng yêu nước thiết tha và khát vọng xây dựng cuộc sống hòa bình, ấm no hạnh phúc.
Dù lễ hội đã kết thúc từ lâu nhưng người dự hội vẫn chưa muốn về. Nhiều người còn nấn ná ở lại dạo quan di tích, quan sát và chiêm ngưỡng nơi chiến địa xưa quan ta đã chôn vùi xác giặc.
Hơn 200 năm nay, lễ hội gò Đống Đa vẫn diễn ra hằng năm. Đây là một lễ hội lớn của dân tộc, có ý nghĩa lịch sử và tâm linh sâu sắc. Lễ Hội là sự khẳng định niềm tự hào lớn lao của nhân dân đối với chiến thắng lịch sử của cha ông, nó cảnh báo kẻ thù về sự tất bại tất yếu của chúng nếu còn có âm mưu xâm lược nước ta. Lễ hội Đống Đa thể hiện tình cảm kính yêu người anh hùng áo vài Quang Trung Nguyễn Huệ đã xả thân vì nghĩa lớn, không màng đến nan nguy, vì nghĩa diệt thân, hết sức dũng liệt.
Tham dự lễ hội là dịp để chúng mọi người dân ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc, được chứng kiến những chiến công hiển hách của vị anh hùng áo vải Quang Trung. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa là chiến thắng hiển hách, thể hiện tài trí, sức mạnh chiến thắng và tấm lòng yêu nước thiết tha của nhân dân ta trong cuộc chiến chống kẻ thù xâm lược.