Bài soạn: Đây thôn vĩ dạ của Hàn Mặc Tử

Bài soạn: Đây thôn vĩ dạ của Hàn Mặc Tử

A. Mức độ cần đạt để giúp học sinh:

– Cảm nhận được bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn, cô đơn của nhà thơ trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Tấm lòng thiết tha của nhà thơ đối với thiên nhiên, cuộc sống và con người.

– Nhận biết sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo, tài hoa của một nhà thơ mới.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ:

I. Kiến thức:

– Vẻ đẹp thơ mộng, đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn, cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống.

Phong cách thơ của Hàn Mạc Tử qua bài thơ: một hồn thơ đang quằn quại yêu, đau; trí tưởng tượng phong phú; hình ảnh thơ có sự hòa điệu giữa thực và ảo.

II. Kĩ năng:

– Đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

– Cảm thụ, phân tích tác phẩm thơ.

III. Thái độ:

Trân trọng, cảm thông với nhà thơ, sống có khát vọng ngay cả trong lúc đau thương….

C. Phương pháp: 

Diễn giảng, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, nhóm.

D.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC:

I. Ổn định: 1 phút

II. Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới:

III. Bài mới:

Gắn bó với đời, tha thiết sống đến khắc khoải, đó chính là tâm trạng của Hàn Mặc Tử trong “Đây thôn Vĩ Dạ”…

Bắt Đầu

1. PHẦN MỘT

1.1 Hoạt động của Giáo viên và Học sinh.

– Dựa vào phần tiểu dẫn trong SGK và những hiểu biết của em về tác giả, hãy giới thiệu ngắn gọn về tác giả (cuộc đời, thơ).
+ Học sinh bổ sung.
GV chốt các ý cơ bản về tác giả.
GV trình chiếu(hoặc cho HS tự làm, thuyết trình):
+ Chân dung Hàn Mặc Tử.
+ Mộ thi sĩ.
+ Hình ảnh về người tình trong đời và trong thơ Hàn Mặc Tử.  
+ Ví dụ những câu thơ điên loạn, ma quái và những câu hồn nhiên, trong trẻo.
(Hồn thơ điên loạn, ma quái khi tác giả lâm bệnh hiểm nghèo).  

*  Những vần thơ hồn nhiên, trong trẻo với những hình ảnh đẹp:

– Trong làn nắng ửng khói mơ tan. Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
– Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.Bao cô thôn nữ hát trên đồi.
– Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi. Hổn hển như lời của nước mây… (Mùa xuân chín)
Những vần thơ điên loạn, ma quái: “Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy, Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra”(Say trăng)
Hoặc:“Hồn đã cấu, đã cào, nhai ngấu nghiến! Thịt da tôi sượng sần và tê điếng.Tôi đau vì rùng rợn đến vô biên.Tôi dìm hồn xuống một vũng trăng êm”(Hồn là ai) “Tôi đã sống mãnh liệt và đầy đủ. Sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn. Tôi đã phát triển hết cả cảm giác của Tình Yêu. Tôi đã vui, buồn, giận, hờn đến gần đứt sự sống”
– Lời của thi nhân đã được đem vào trong bao áng thơ diễm tuyệt, kết tinh hương sắc làm nên những “mùa xuân chín”.

1.2 Nội dung cần đạt được

Tác giả: (1912 – 1940) tên thật: Nguyễn Trọng Trí, quê: Quảng Bình.
– Cuộc đời ngắn ngủi, bất hạnh.
– Là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới.
– Thơ: với những hình ảnh đẹp, trong trẻo, hồn nhiên vừa điên loạn, ma quái → thể hiện một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc sống trần thế.
=> Hàn Mặc Tử là một hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới.

Sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn. Tôi đã phát triển hết cả cảm giác của Tình Yêu. Tôi đã vui, buồn, giận, hờn đến gần đứt sự sống.”

– Lời của thi nhân đã được đem vào trong bao áng thơ diễm tuyệt, kết tinh hương sắc làm nên những “mùa xuân chín”.

2. PHẦN HAI

2.1 Hoạt động của Giáo viên và Học sinh

– Cho biết hoàn cảnh sáng tác? Điều gì gợi cảm hứng cho tác giả sáng tác bài thơ?

– Giáo viên trình chiếu chân dung, bức thư Hàn Mặc Tử gửi cho Hoàng Thị Kim Cúc, cảnh thôn Vĩ.

– Giới thiệu đề tài bài thơ? (Một đề tài được nhiều thi sĩ, nhạc sĩ quan tâm)

2.2 Nội dung cần đạt được

– Sáng tác: 1937 – 1938 và in trong tập “Thơ điên”.

– Bài thơ là viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam viết về Huế.

Thôn vĩ dạ đẹp như tranh vẽ

3. PHẦN BA

3.1 Hoạt động của Giáo viên và Học sinh

* Hướng dẫn HS đọc – hiểu từ khó.

– GV hướng dẫn HS cách đọc và Gọi 

– 2 HS đọc:

– HS nhận xét à GV nhận xét.

– HS tự đọc thầm phần chú thích (5’) à GV gọi  HS và yêu cầu giải thích một số từ ngữ quan trọng.

– GV cho HS thắc mắc một số từ chưa hiểu à GV cho HS  giải thích, bổ sung à GV giải.

* Hướng dẫn HS  tìm hiểu bài thơ.

HS đọc khổ 1.

Khổ 1:  Mở đầu khổ thơ tác giả đã dùng kiểu câu nào? Nó có tác dụng như thế nào trong việc diễn tả ý tình của câu thơ?

GV hướng dẫn HS thử so sánh:

– Tại sao tác giả không dùng “đến”, “thăm”, mà dùng từ “về”, “chơi”? nét hay của các từ ngữ tác giả sử dụng ntn?

-Câu thơ là lời của ai? Vì sao?

-Về thôn Vĩ sẽ được thưởng thức một không gian ntn?

 Thôn Vĩ hiện lên qua những hình ảnh nào? Phân tích vẻ đẹp của từng hình ảnh?

(Một sắc xanh tương đồng với Xuân Diệu cảm nhận trong bài thơ “Thơ duyên”: “Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá”

-Giữa khu vườn nên thơ ấy xuất hiện bóng dáng con người ntn?

Nét hay của khuôn “mặt  chữ điền”? Vẻ hấp dẫn của khuôn mặt chữ điền bị lá trúc che ngang?

 Chỉ 3 câu thơ -> Bức tranh thôn Vĩ lúc nào và như thê nào?

– Với 4 câu thơ đầu tác giả đã đưa ta đến một vùng quê xứ Huế như thế nào?

(Nét đẹp này đủ lí giải vì sao câu thơ thứ nhất vừa là lời trách vừa là lời mời) 

Tiếp Theo

HS đọc khổ thơ. 

– Cảnh ở đoạn thơ này có gì khác ở đoạn trên?

  – Hình ảnh gió, mây, dòng nước ntn?

 – Cảnh đượm tâm trạng. Tâm trạng tác giả ntn?(Thử liên hệ hoàn cảnh hiện tại: xa cách  tình yêu, xa cách con người)

 – Sống trong cảm giác tan tác, chia lìa nên không gian trước mắt tác giả ntn?

– Em cảm nhận được nỗi niềm của tác giả như thế nào trong hoàn cảnh này ?

– Đoạn thơ bức tranh thôn Vĩ khi nào? Như thế nào?

HS đọc khổ 3.

 – Người ra đi ntn? Cách nói ấy gợi cảm giác gì?

 –  Người ở lại thì ra sao?   

 – Giữa người ra đi và người ở lại là khoảng cách  ntn? Vì sao vậy?

–  Câu hỏi của ai? Hỏi ai? Về điều gì?

 Kết bài thơ là tâm trạng gì của tác giả?

– Đoạn thơ là bức tranh thôn Vĩ nơi nào? Khi nào? Ta có thể xác định rõ ràng như ở khổ 1 và 2 không ? vì sao vậy?

–  Hình ảnh con người ấy là ai? Có phải là tác giả không? Nếu là tác giả, tại sao tác giả lại có tâm trạng như vậy?

* Hướng dẫn HS củng cố :

– Cho biết nét độc đáo của bài thơ?

Sao em không về chơi thôn vĩ….

       Nghệ thuật và Nội dung

– Theo em, khổ thơ nào hay nhất trong bài thơ? Vì sao?

– Em có ấn tượng sâu sắc nhất với câu thơ nào ( hay hình ảnh nào, chi tiết nào) trong bài thơ? Vì sao?

* Hướng dẫn HS làm bài tập SGK.

– HS trả lời miệng à HS bổ sung à GV chốt ý.

– HS thảo luận nhanh theo bàn à HS phát  biểu à HS bổ sung à GV chốt ý và giáo dục HS thái độ sống, nghị lực sống.

– HS suy nghĩ  và phát biểu à HS bổ sung à GV nhận xét và định hướng.

– GV nhấn mạnh: sức sống  của bài  thơ là tình yêu và tình quê.

DIỄN GIẢI

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:

1. Đọc, chú thích:

 2. Tìm hiểu văn bản:

a. Khổ 1:

 – Sao anh không về chơi …/  Câu hỏi tu từ, từ ngữ chọn lọc mà tự nhiên.

– Lời trách cứ, dỗi hờn nhẹ nhàng, dễ thương và là lời mời, lời nhắn nhủ, lời hẹn hò gần gũi, thân mật của một tình cảm thắm thiết, nhớ nhung tha thiết.

– Lời mời của người thôn Vĩ mà tác giả tưởng tượng ra và chính là tấm lòng nhà thơ lên tiếng.

– Cảnh thôn Vĩ:

 + Nắng… nắng mới lên / Điệp từ.

+ Cái nắng trong trẻo, tinh khiết, gợi cảm và làm bừng sáng không gian.

+ Vườn: mướt quá – xanh như ngọc / So sánh mới lạ.

+ Sắc xanh mỡ màng, óng mượt, ngời sáng, long lanh của vườn cây.

 + Lá trúc che ngang mặt chữ điền / H/ả gợi cảm.

+ Vẻ đẹp kín đáo, thùy mị, đoan trang của người con gái Huế.

Bức tranh thôn Vĩ hừng đông tươi sáng, sinh động, quyến rũ, cảnh và người hài hòa tạo sự hấp dẫn kì lạ.

=>  Khổ thơ là bức tranh thôn Vĩ hừng đông tươi sáng, trong trẻo, óng ả, mượt mà, hình ảnh con người với vẻ đẹp dịu dàng, e ấp và ẩn trong đó là lời mời tế nhị, tha thiết. Là niềm khát khao được về thăm Huế, khát khao hòa nhập với cuộc đời.

 b. Khổ 2:

– Gió theo lối gió, mây đường mây   H/ả gợi cảm

– Dòng nước: buồn hiu                         nhuốm t.trạng.

– Nỗi buồn trong cô đơn, xa cách của tác giả trước tình yêu vô vọng, đơn phương; cuộc đời bất hạnh, bế tắc.

 – Thuyền …đậu bến sông trăng       Hình ảnh

     Có chở trăng về…                         độc đáo.

– Không gian bao phủ ánh trăng trở nên huyền ảo, lung linh và ẩn hiện bóng dáng một con người với nỗi niềm chờ đợi, hi vọng gặp gỡ trong âm thầm, khắc khoải.

=>  Khổ thơ là bức tranh thôn Vĩ đêm trăng đẹp nhưng buồn và ẩn bên trong bóng dáng con người đang sống trong khắc khoải, cô đơn.

c. Khổ 3:

– Mơ khách đường xa,khách đường xa/ Điệp ngữ.

– Áo em: trắng quá nhìn không ra.

– Người ra đi mơ hồ, xa khuất.

– Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

– Người ở lại cũng mơ  hồ.

– Cảnh vật, con người mờ ảo trong sương khói của không gian, thời gian gợi cảm giác chia lìa, tan tác.

– Ai biết tình ai có đậm đà? / Câu hỏi tu từ.

– Nỗi băn khoăn, hoài nghi của tác giả về chữ “tình”.

– Nỗi đau của tác giả bởi chữ tình chơi vơi, bi kịch cuộc đời.

=>  Khổ thơ là bức tranh thôn Vĩ mờ ảo trong sương khói của thời gian, không gian và ẩn hiện trong không gian ấy là bóng dáng của con người với tâm trạng đang nhớ, đang yêu rất mơ  hồ nhưng mãnh liệt.

 III. Tổng kết:

 1. Nghệ thuật:

 – Kết cấu bài thơ đặc biệt: 3 bài thơ tứ tuyệt trong mạch cảm xúc chặt chẽ với hình ảnh gợi cảm, ngôn ngữ tinh tế & giàu cảm xúc.

 – Kết hợp các phép tu từ: câu hỏi tu từ, điệp từ, so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,…

 2. Nội dung:

 – Bài thơ là bức tranh phong cảnh thôn Vĩ tuyệt đẹp của một tâm hồn nặng lòng với Huế. Tình yêu quê hương, đất nước, yêu người thiết tha sâu nặng của tác giả.

 Luyện tập:

a. Bài tập 1:

 Có 3 câu hỏi :

– “Sao anh không về chơi thôn Vỹ ?”

– “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó”

– Có chở trăng về kịp tối nay ?”

– “Ai biết tình ai có đậm đà”?

– Không hướng tới đối tượng nào cụ thể vì không phải là câu hỏi cần lời giải đáp mà chỉ là hình thức bộc bạch tâm trạng, nỗi niềm.

b. Bài tập 2:

– Hoàn cảnh sáng tác: bệnh tật -> sống cách li.

– Nội dung bài thơ: thể hiện nỗi buồn, niềm khao khát của một con người yêu thiên nhiên, yêu con người và yêu cuộc sống.

Hàn Mặc Tử là một con ngưòi tài năng, giàu nghị lực, giàu tình cảm ->Ta thương xót, cảm thông với số phận và cảm phục, trân trọng tài năng, nghị lực của tác giả.

c. Bài tập 3:

Đây thôn  Vĩ Dã” trước hết là bài thơ về tình yêu. Xuyên qua sương khói hư ảo của tình yêu mơ mộng là tình quê, là tình yêu  tha thiết, đằm thắm với quê hương, đất nước.

Bài thơ có sức khơi gợi tình cảm chung của nhiều người ở nhiều thế hệ è  Bài thơ có sức lâu bền trong lòng bạn đọc.

IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:

1. Bài cũ: 

– Học thuộc bài thơ .

– Cảm nhận về vẻ đẹp của bài thơ , vẻ đẹp các hình ảnh đặc sắc.

2. Chuẩn bị bài mới: 

Đọc văn: Bài “Chiều tối” (Hồ Chí Minh)

HS đọc bài trong SGK và cho biết:

+ Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

+ So sánh bản dịch thơ  và phiên âm.

+ Trả lời các câu hỏi SGK/42.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

Sau khi học xong, tổ chức rút kinh nghiệm sau một ngày học văn. Những điều được và chưa được.

Trên đây là bài soạn Đây thôn vĩ dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Chia sẻ nếu thấy hay nhé các bạn.

Tải về máy>>>

Download “Bài soạn: Đây thôn vĩ dạ của Hàn Mặc Tử”

iz4vM – Downloaded 803 times –

Xem thêm: