Tuần : 1 Tiết : 3 NS : 18 / 8/2018 ND: 24/ 8/ 2018 | Tiếng Việt: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ |
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS :
– Nắm những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp ( HĐGT ) bằng ngôn ngữ: bản chất, hai quá trình, các nhân tố giao tiếp.
– Nâng cao những kĩ năng trong HĐGT bằng ngôn ngữ ở cả hai quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản, trong đó có kĩ năng sử dụng và lĩnh hội các phương tiện ngôn ngữ.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
- Kiến thức :
– Khái niệm HĐGT bằng ngôn ngữ: mục đích (trao đổi thông tin về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, hành động,…) và phương tiện (ngôn ngữ).
– Hai quá trình của HĐGT bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản (nói hoặc viết) và lĩnh hội văn bản (nghe hoặc đọc).
– Các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức gia tiếp.
- Kĩ năng:
– Xác định đúng các nhân tố trong HĐGT.
– Những kĩ năng trong các HĐGT bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu.
III. Thái độ: Có thái độ và hành vi giao tiếp phù hợp trong HĐGT bằng ngôn ngữ.
- PHƯƠNG PHÁP: Sử dụng chủ yếu phương pháp : thảo luận nhóm , quy nạp .
D.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :
- Ổn định : 1’
- Bài cũ : 3’ Giao tiếp giữa con người với con người trong xã hội diễn ra bằng những phương tiện nào ?
III. Bài mới :
Giới thiệu: Trong cuộc sống hằng ngày, con người giao tiếp với nhau bằng phương tiện vô cùng quan trọng, đó là ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ thì không thể có kết quả cao của bất cứ hoàn cảnh GT nào. Bởi vì GT luôn luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh và nhân vật GT. Để thấy được điều đó, chúng ta tìm hiểu bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
GV chia nhóm – 4 tổ (mỗi nhóm một dãy bàn) Tìm hiểu ngữ liệu: – GV gọi 1 HS đại diện nhóm 1 (Tổ 1) đọc văn bản, câu hỏi và nhắc cả lớp theo dõi vb 1/sgk/14. – GV gọi 1 HS đại diện nhóm 2 đọc lại một lần nữa và yêu cầu cả lớp theo dõi đồng thời hướng vào sự tìm ý để trả lời các câu hỏi sgk. – GV gọi bất kì HS nào của từng nhóm trả lời từng câu hỏi cho đến hết, sau đó quay vòng lại ” Gọi HS nhận xét, sửa chữa ” GV nhận xét chung, chốt lại: Trong vb vừa đọc có những nhân vật nào tham gia HĐGT? Hai bên giữ cương vị và có quan hệ với nhau ntn?( bởi vì nhân vật có cương vị khác nhau nên các nhân vật tham gia GT phải lựa chọn ngôn ngữ cho phù hợp khi GT)
HĐGT trên diễn ra trong hòan cảnh nào? (Ơ đâu? Vào lúc nào? Khi đó ở nước ta có sự kiện gì?) (50 vạn quân Mông Cổ ồ ạt xâm lược nước ta. Quân dân nhà Trần phải cùng nhau bàn bạc tìm kế sách đối phó). HĐGT hướng vào nội dung gì?
Mục đích GT là gì? Cuộc GT có đạt được mục đích không?
Các nhân vật đã dùng phương tiện gì để GT?
Qua tìm hiểu vb, em hãy cho biết có những nhân tố nào chi phối trong HĐGT?
Qua vb trên ta thấy trong HĐGT các nhân vật lần lượt đổi vai (vai người nói, vai người nghe) cho nhau ntn?
Khi nói, người nói phải tiến hành những họat động cụ thể nào, còn người nghe phải thực hiện những hành động tương ứng nào? Vậy mỗi HĐGT diễn ra gồm mấy quá trình? Đó là những quá trình nào? Tương tự GV hướng dẫn HS – Có thể gọi 1 HS khá lên bảng – phân tích BT 2 /T15 và rút ra kết luận mang tính chất mở rộng về các mặt sau : – Nhân vật GT? (tuổi cao, vốn sống, trình độ hiểu biết cao hơn về vh – nghề nghiệp nghiên cứu, giảng dạy vh) ( trẻ tuổi hơn, vốn sống, trình độ hiểu biết thấp hơn) – H/c GT?
– Nội dung GT?
– Mục đích GT? (rèn luyện và nâng cao kĩ năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng vh, kĩ năng xây dựng và tạo lập văn bản)
– Phương tiện và cách thức GT?
GV tổng kết lại các câu trả lời của HS và chốt lại những điều cần ghi nhớ: + HĐGT là để làm gì? Tiến hành chủ yếu bằng phương tiện nào? (dạng nói hay dạng viết). Nhằm thực hiện những mục đích nào? + Diễn ra gồm mấy quá trình? + Có những nhân tố nào chi phối? GV gọi HS đọc to, rõ phần gi nhớ và ghi vào vở. Luyện tập:: – GV gọi HS làm bài tập: Phân tích các NTGT trong HĐGT mua bán giữa người mua và người bán? – Gợi ý: + NVGT: người mua + người bán. + HCGT: ở chợ, lúc chợ đang họp. + NDGT: trao đổi về mặt hàng, số lượng, giá cả. + MĐGT: người mua: mua được hàng. Người bán: bán được hàng. “ Do các nhân tố GT chi phối nên trong HĐGT chúng ta cần lựa chọn ngôn ngữ GT cho phù hợp, đạt hiệu quả. | I.TÌM HIỂU CHUNG: Bài 1: Tìm hiểu văn bản “Hội nghị Diên Hồng”
* Các nhân tố chi phối HĐGT: – Nhân vật GT: + Vua Trần – người lãnh đạo tối cao. + Các bô lão – quần thần, đại diện cho nhân dân. ” Nhân vật GT có cương vị khác nhau ” Ngôn ngữ GT khác nhau (từ ngữ xưng hô, từ chỉ thái độ,…) – Hòan cảnh GT: + Địa điểm: điện Diên Hồng. + Thời đại: phong kiến nhà Trần, lúc đất nước bị giặc Nguyên – Mông xâm lược ” H.cảnh chi phối cách dùng ngôn ngữ: bệ hạ,.. – Nội dung GT: Bàn kế sách đối phó với giặc: nên hòa hay nên đánh .” Từ ngữ phải liên quan, xoay quanh nội dung. – Mục đích GT: lấy ý kiến mọi người, thăm dò lòng dân để hạ quyết tâm bảo vệ đất nước trong hòan cảnh lâm nguy. – Phương tiện và cách thức GT: ngôn ngữ nói (từ ngữ xưng hô, từ chỉ thái độ, câu nói tỉnh lược chủ ngữ, diễn ra trực tiếp, liên tục)
I Ghi nhớ – điểm 3.
* Quá trình HĐGT: Lúc đầu: Vua: người nói – các bô lão: người nghe. Sau đó: Các bô lão tranh nhau nói – vua: nghe Tiếp theo: Vua: nói, hỏi lại – các bô lão: nghe. – Người nói (người viết): phải tạo lập vb để nói (viết). – Người nghe (người đọc): giải mã để lĩnh hội vb. I Ghi nhớ – điểm 2.
Bài 2: Phân tích HĐGT trong vb “Tổng quan vh Việt Nam”
– Nhân vật GT: + Người viết: Tác giả SGK
+ Người đọc: HS lớp 10 – Hòan cảnh GT: nền giáo dục quốc dân, nhà trường có tính tổ chức. – Nội dung GT: những vấn đề cơ bản về vh Việt Nam cho HS lớp 10. – Mục đích GT: + Người viết: trình bày tổng quát một số vấn đề cơ bản về vh Việt Nam cho HS lớp 10. + Người đọc: tiếp nhận và lĩnh hội kiến thức cơ bản về vh Việt Nam. – Phương tiện và cách thức GT: + Từ ngữ: dùng số lượng lớn thuật ngữ văn học. + Câu văn: mang đặc điểm của văn bản khoa học; cấu tạo phức tạp, nhiều thành phần, nhiều vế nhưng mạch lạc, chính xác. + Kết cấu: mạch lạc, rõ ràng (có hệ thồng đề mục lớn nhỏ, hệ thống luận điểm, dùng chữ số, chữ cái để đánh dấu đề mục.) * Bài học:
Ghi nhớ SGK/T15.
II. Luyện tập: BT: Phân tích các NTGT trong HĐGT mua bán giữa người mua và người bán?
|
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1.Bài cũ: Học bài cũ, làm bài tập bài “Luyện tập…”- HĐGT bằng ngôn ngữ.
- Chuẩn bị bài mới: “Khái quát văn học dân gian Việt Nam” – Yêu cầu:
+ Đọc kĩ phần “Yêu cầu cần đạt” để biết hướng chuẩn bị bài.
+ Đọc kĩ các văn bản, các câu hỏi và phần “ghi nhớ” để xác định hướng trả lời các câu hỏi.
+ Sưu tầm các dẫn chứng cho từng phần.
RÚT KINH NGHIỆM:
5.Câu hỏi kiểm tra đánh giá:
* Trắc nghiệm:
HS đọc kĩ và khoanh tròn vào ý đúng nhất.
Câu 1: Thế nào là HĐGT bằng ngôn ngữ?
- Là những thông tin được trao đổi giữa mọi người với nhau trong xã hội.
- Là những thông tin có được từ sự trao đổi giữa mọi người với nhau bằng phương tiện ngôn ngữ.
- Là họat động trao đổi thông tin giữa mọi người trong xã hội được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ.
- Là họat động trao đổi thông tin giữa mọi người trong xã hội qua nhiều phương tiện khác nhau.
Câu 2: Dòng nào không phải là chức năng (mục đích) chủ yếu của HĐGT?
- Thông báo (nhận thức).
- Bộc lộ (biểu cảm).
- Tác động (hành động).
- Giáo dục (cải tạo).
Câu 3: Dòng nào sau đây không phải là các quá trình của HĐGT?
- Sản sinh và lĩnh hội.
- Tạo lập và tiếp nhận.
- Tâm tư và kí thác.
- Mã hóa và giải mã.
Câu 4: Nối từ ngữ chỉ nhân tố GT ở cột A với cột câu hỏi phù hợp với cột B.
A | B |
1.Nhân vật giao tiếp. | a. Nói, viết cái gì, về sự vật, sự việc gì? |
2.Hòan cảnh giao tiếp. | b.Nói, viết bằng phương tiện gì? |
3.Nội dung giao tiếp. | c.Ai nói, ai viết, nói với ai, viết cho ai? |
4.Công cụ giao tiếp. | d.Nói, viết ở đâu, khi nào? |
* Tự luận:
Phân tích các họat động giao tiếp (các nhân tố giao tiếp) biểu hiện trong bài ca dao sau:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
– Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre non đủ lá nên chăng hỡi chàng?
Đáp án:
– NVGT: anh, nàng – những chàng trai, cô gái đang tuổi yêu đương thời xưa.
– HCGT: trong một đêm trăng sáng, yên tĩnh, hữu tình.
– NDGT: nói đến câu chuyện kết duyên của hai người.
– MĐGT: Cả hai người yêu nhau và họ mong muốn được kết duyên với nhau.
– PTGT:
+ Ngôn ngữ nói; từ ngữ xưng hô (anh, nàng) rất tình cãm, thân mật.
+ Dùng cách nói rất hình tượng, bóng bẩy, cách nói ẩn dụ:
. Tre non: những người trẻ tuổi.
. Đủ lá: đã đủ trưởng thành.
. Đan sàng: nên tính đến chuyện kết hôn.
” Cách nói rất tế nhị, biểu hiện sự tôn trọng lẫn nhau, tình yêu trong sáng, tình yêu, tình cảm đẹp trong dân gian.
6.Rút kinh nghiệm:
– Các nhân tố giao tiếp:
+ Nhân vật GT: ai nói, ai viết, nói với ai, viết cho ai đọc?
+ Hoàn cảnh GT: nói, viết trong h/c nào, ở đâu, khi nào?
+ Nội dung GT: nói, viết cái gì, về cái gì?
+ Mục đích GT: nói, viết để làm gì, nhằm mục đích gì?
+ Phương tiện và cách thức GT: nói, viết, ntn, bằng phương tiện gì?
Giới thiệu: Cách 1: trong cuộc sống hằng ngày, con người giao tiếp với nhau bằng phương tiện vô cùng quan trọng, đó là ngôn ngữ. không có ngôn ngữ thì không thể có kết quả cao của bất cứ hoàn cảnh GT nào. Bởi vì GT luôn luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh và nhân vật GT. Để thấy được điều đó, chúng ta tìm hiểu bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”
Cách 2: + Gv hỏi một HS về vấn đề học tập môn Ngữ văn (Em có thích học môn NV không? Tại sao? Qua các tác phẩm vh, qua cuộc đời, sự nghiệp của các tác giả, em đã học tập được những điều gì?…) ” Chúng ta đang GT với nhau bằng phương tiện nào?
+ Gv cho 2 HS hỏi thăm về tình hình sức khoẻ, học tập của nhau ” Hai em vừa GT với nhau bằng phương tiện gì?
+ Gv: Người ta gặp nhau ngoài đường chào hỏi nhau, nói điện thoại, trao đổi thông tin với nhau, trao đổi mua bán với nhau, chủ yếu bằng phương tiện gì?
Þ Vai trò của ngôn ngữ trong GT ” Tìm hiểu bài học.