Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Tâm tư trong tù” của Tố Hữu

Đề bài: Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Tâm tư trong tù” của Tố Hữu:

Cô đơn thay là cảnh thân tù !

Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực

Tôi nắng nghe tiếng đời lăn náo nức

Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu

Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều

Nghe vội vã tiếng dơi chiều dập cánh

Nghe lạc ngựa rừng chân bên giếng lạnh

Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về…

Bài làm:

Thơ là tiếng nói của trái tim. Thơ bắt nguồn từ trái tim người làm thơ, bộc lộ cảm xúc trào dâng trong huyết quản của mình để dẫn nguồn mạch cảm xúc ấy đến độc giả, để trái tim mình cùng rung lên nhịp điệu của cuộc sống muôn người. Trường hợp ấy thật đúng với Tố Hữu, con người riêng hòa vào cuộc đời chung, thơ là tiếng nói đồng cảm, đồng tình, đồng chí. Với cuộc đời, Tố Hữu hăm hở tham gia vào cuộc đấu tranh chung, với thi ca Tố Hữu góp một ngọn lửa thơ. “Tâm tư trong tù” là bức tranh tâm trạng thực, phản ánh những trăn trở tâm hồn của người chiến sĩ trẻ trong những ngày bị giam giữ ở nhà lao Thừa Phủ – Huế.

Ở vào tuổi hai mươi tràn đầy nhưa sống Tố Hữu hăng hái tham gia hoạt động yêu nước trong phong trào học sinh, sinh viên. Bị bắt giam, bị xiềng xích, chàng trai trẻ thấy mình bị hụt hẫng, cô đơn. Giữa bốn bức tường vôi lạnh lẽo và song sắt tù ngục, nhà thơ bật lên lời than thở đầy cay đắng:

Cô đơn thay là cảnh thân tù

Đây là lời bộc lộ tâm trạng thật, sự xác nhận một hiện thực phủ phàng, một khằng định tâm tư. Còn gì cay đắng hơn, còn gì cô đơn hơn, còn gì dằn vặt hơn cảnh tù đày. Bởi lẽ:

Trên đời ngàn vạn điều cay đắng

Cay đắng chi bằng mất tự do

(Hồ Chí Minh)

Người xưa cũng từng đã từng khẳng đinh: “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” (Một ngày ở trong tù khổ bằng ngàn thu bên ngoài).

Vì thế, cảm giác đắng cay, cô đơn như được tăng tiến ở những câu sau của khổ thơ:

Tai mở rộng mà lòng nghe rạo rực

Tôi nắng nghe tiếng đời lăn náo nức

Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu

Người tù mở rộng tai lắng nghe “tiếng đời lăn náo nức” lọt qua lỗ nhỏ của xà lim, khát khao được nhìn thấy, được nghe thấy, được hòa nhập vào cuộc đời thường “ở ngoài kia sung sướng biết bao nhiêu!”. Ở đây, chúng ta cảm thông và hiểu rõ được tâm hồn của người chiến sĩ, thi sĩ. Tuy là cảm thấy cô đơn, khát khao với cuộc sống bên ngoài, đã từng đấu tranh khỏi ham muốn vật chất tầm thường như đã từng chối bỏ “con cá chột nưa” để tuyệt thực, nhưng cái hướng tới cuộc sống, với phong trào cách mạng, với đồng bào, đồng chí. Tố Hữu đã hướng toàn bộ cảm xúc tâm hồn của mình ra bên ngoài không phút nào bình lặng. Vì thế, nhà thơ như nhìn thấy, nghe thấy, như cảm giác được bằng trí tưởng tượng phong phú hơi thở, nhịp đập, bóng hình của cuộc sống: tiếng chim reo, tiếng gió thổi, tiếng dơi chiều đập cánh, tiếng nhạc ngựa rùng chân, tiếng guốc đi về trên đường xa. Sự hòa nhập cảm xúc và trí tưởng tượng phong phú đã giúp cho nhà thơ hình dung được và xây dựng được những hình ảnh thật sống động và gợi cảm: ngựa dừng chân bên giếng lạnh, tiếng guốc của ai đi qua vọng lại. Và, trong cái âm thanh náo nức của cuộc sống bên ngoài, nhà thơ thấy được, nghe được qua cái lỗ nhỏ của xà lim, thì tiếng guốc kêu trên đường là gàn gũi hơn cả. Thật là tài tình khi chỉ dùng một từ hết sức bình thường “tiếng guốc”, tác giả tả miêu tả được sự hoạt động có hồn của cuộc sống. Phải chằng đó là tiếng âm thanh vọng từ phía người bạn gái hay là cái náo nức của bè bạn cùng hoạt động. Nếu thế, dù là cô đơn và cũng có thể là tuyệt vọng nữa, ta vẫn thấy nhà thơ không bi quan, vẫn có ý thức vươn lên trước thực tại, vẫn có tiếng reo vui của cuộc sống sôi động bên ngoài mà nhà thơ tưởng tượng như có bước chân mình.

Đoạn thơ đặc sắc nhất của bài thơ giúp chúng ta khám phá được cái tôi trữ tình của tác giả: chân thật, tràn đầy cảm xúc, vừa lắng đọng thiết tha, vừa sối nổi, lôi cuốn. Đoạn thơ và toàn bộ bài thơ còn bộc lộ nhược điểm “thi vị hóa” cuộc sống trong tù, rung động với cuộc đời bên ngoài thiếu sự tỉnh táo cần thiết, song bức tranh tâm trạng của Tố Hữu những ngày đầu hoạt động cách mạng, khiến chúng ta cảm thông, trân trọng một con người, một thanh niên, một chiến sĩ, một thi sĩ đầy nhiệt huyết ở lứa tuổi hai mươi trong những năm gian khổ và sôi động của dân tộc ta thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám.

Tải về máy>>>

Download “Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Tâm tư trong tù” của Tố Hữu”

qUMgf – Downloaded 472 times –