Phân tích bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Đề bài: Phân tích bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Bài làm:

“Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một trong những tác phẩm thuộc thể loại kí ghi chép lại chân thực, khách quan về sự vật,hiện tượng, con người. Đây cũng là một trong những tác phẩm ghi lại dấu ấn cá nhân riêng về phong cách sáng tác và nghẹ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Bài kí ghi chép lại vẻ đẹp của con sông Hương mà tác giả muốn ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người xứ Huế. Nó lôi cuốn người đọc cùng nhà văn trong cuộc hành hương về với Huế để tìm hiểu và cảm nhận vẻ đẹp con sông Hương dưới nhiều góc độ.

Sông Hương dưới góc nhìn đị lý là một con sông mang vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội.Nó hiện lên như một bản trường ca với rất nhiều tiết tấu, hùng tráng có, dịu êm có. Ở sông Hương tiềm ẩn và mang trong mình sức sống và nội lực mãnh liệt. Trong những câu van miêu tả sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường sử dụng rất nhiều các hình ảnh so sánh, các câu văn dài cũng với những ngôn ngư xtaoj hình khiến người đọc có những liên tưởng độc đáo. Dưới cái nhìn của tác giả sông Hương tự do và phóng khoáng, sông Hương mang vẻ đẹp hoang dại nhưng cũng đầy tình tứ. Hoàng Phủ Ngọc Tường khéo ví sông Hương như một cô gái. Bên cạnh đó ông còn tôn vinh nhiều vẻ đẹp khác của sông Hương như sự dịu dàng, tinh tế. Tất cả tạo nên một sông Hương là sự khởi nguồn của nét đẹp thiên nhiên Huế, nét đẹp về không gian văn hóa. Nếu như ở kinh thành, sông hương với vẻ đẹp thơ mộng, hiền hòa với điệu chảy lững lờ yên ắng thì hành trình thượng nguồn về kinh thành sông Hương đã phải trải qua những gian truân. Đó là những cống hiến âm thầm của sông Hương đối với thiên nhiên và con người xứ Huế.

Ở khúc chảy về đồng bằng, ngoại vi thành phố thì lại là hành trình tìm tình yêu đầy lãng mạn của sông Hương. Ở hành trình này sông Hương đi qua và gặp gỡ gắn bó với nhiều địa danh. ở nơi nào sông Hương cũng để lại những dấu ấn và những vẻ đẹp riêng của mình. Trong hành trình về ngoại vi thành phố tác giả đã không tiếc lời khen dành cho sông Hương, ca ngợi những đóng góp trong việc tôn tạo xây đắp cảnh sắc thiên nhiên Huế. Tất cả hiện lên như một bức họa đầy màu sắc. Và khi sông Hương trong lành thành phố Huế thì tác giả lại ví von dòng sông với tình yêu, lấy cảm xúc trong tình yểu để miêu tả hình dáng một con sông là điều chưa thấy ở nhà văn ào. Hoàng Phủ Ngọ Tường đã chỉ ra nét riêng biệt của sông Hương. Qua lăng kính của tình yêu ông nhìn điệu chaỷ của sông Hương  là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế. Khi rời khỏi thafh phố Huế sông Hương lại hiện lên đầy lưu luyến, bịn rịn không nỡ chia tay với thành phố của mình. Tác giả đã thổi hồn vào sông Hương khiến nó đi vào lòng người đọc không còn là dòng sông vô tri vô giác mà nó hiện lên như một cô gái trọng quy luật tình yêu.

Từ góc nhìn địa lý ấy, tác giả đã mang đến cho người đọc vẻ đẹp của sông Hương ở mỗi dòng chảy. Khi thì hùng tráng , dữ dội khi lại mềm mại dịu êm, khi lại trầm mặc như triết lý, cổ thi. Và trong cuộc tìm kiếm ấy, nhà văn đã khai thác được vẻ đẹp tình cảm và tâm hồn trong mối quan hệ giữa sông Hương với con người xứ Huế.

Dưới góc nhìn lịch sử, sông Hương lại hiện ra như một niềm tự hào của nhà văn xen với sự xót xa trước sự hủy diệt mất mát của văn hóa Huế. Sự hủy diệt của đế quốc mỹ đã làm mất đi những bả tồn văn hóa Huế. Sông hương hiện lên luôn thích ứng với mọi hoàn cảnh, luôn biết làm mới mình dù bất cứ ở thời điểm nào.  Và dù trong bất cứ nơi đâu và hoàn cảnh nào đi chăng nữa thì sông Hương vẫn gắn bó máu thịt và thủy chung với thiên nhiên, con người mảnh đất cố đô.

Dưới góc nhìn văn hóa, sông Hương phản ánh đời sống thường ngày của con người. Cái dịu dàng tình tư của sông hương là cái dịu dàng tình tứ của xứ Huế. Cái nét trầm mặc của sông Hương cũng là nét trầm mặc của cố đô lịch sử. Nhà văn đã có rất nhiều liên tưởng độc đáo để nhìn ra những giá trị lịch sử thiêng liêng của sông Hương gắn liền với cố đô và con người nơi đây.

Qua tác phẩ, Hoàng Phủ Ngọc Tường ngợi ca vẻ đẹp của sông Hương, thiên nhiên và con người dưới cái nhìn địa lý, lịch sử, văn hóa. Từ đó, thấy được lonfh tri ân sâu nặng của tác giả đối với sông Hương nói riêng và xứ Huế nói chung.

Tải về máy>>>

Download “Phân tích bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường”

kyzMR – Downloaded 590 times –