Đề bài: Phân tích câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Trong cuộc sống này, ai chẳng muốn chặng đường thành công củ mình ngắn và nhanh. Nhưng không hề đơn giản, để có được thành công luôn phải trải qua những khó khăn. Cuộc sống không phải là một con đường bằng phẳng được bày ra trước mắt. Cứ thế mà đi, cứ thế mà làm không phải lo lắng. Nó là một con đường khúc khuỷu, lắm chông gai. Nhiều khi muốn nhanh cũng không thể được. Cần phải có ý chí, có nỗ lực thì mới có thể vượt qua, “dục tốc thì bất đạt”.
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ khuyên răn chúng ta cần phải có sự kiên trì trong công cuộc sống. Hôm nay hãy cùng nhau phân tích câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Kiên trì là một đức tính tốt cần phải được phát huy bởi bản thân mỗi con người. Sự kiên trì trong công việc, trong cuộc sống sẽ giúp cho chúng ta có thể có được những thành quả xứng đáng, gặt hái được nhiều thành công. Mượn hình ảnh của “sắt” và “kim” trong câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” để đề cao giá trị của đức tính kiên trì.
“Sắt” ờ đây là một vật liệu kim loại cứng dạng thanh to. Rất khó để có thể uốn nắn hay bẻ bằng tay không. “Kim” là một thành phẩm được tạo ra bởi nguyên liệu sắt, có hình dáng nhỏ nhọn có chỗ để luồn chỉ. Trong thời đại ngày nay, công nghệ máy móc phát triển việc làm ra những chiếc kim từ sắt tương dối là đơn giản. Nhưng thời xa xưa, để có thể làm ra chiếc kim chỉ có thể làm thủ công mài dũa, nung khuôn.
Một chiếc kim hoàn toàn có thể được tạo ra bằng đôi tay của chúng qua thông qua mài dũa một thanh sắt. Nhưng nó sẽ tốn rất nhiều thời gian của người làm kim. Thế nhưng, có được thành quả này thực sự sẽ là phần thưởng xứng đáng cho sự bền bỉ, kiên trì của người “mài sắt” “nên kim”.
Câu tục ngữ không phải là một sự phê phán về việc tốn thời gian để tạo ra một thứ nhỏ bé. Mà chúng ta có thể làm ra nó bằng nhiều cách khác nhau. Nó cũng không phải là nói về những người dỗi việc ngồi làm chiếc kim bằng mài dũa. Thay vì thế, hãy nghĩ đến những chiều hướng sâu xa hơn, rộng lớn hơn.
Nó là sự đề cao giá trị của sự bền bỉ, lòng kiên trì trong mỗi con người. Ông cha ta chẳng qua là mượn hình ảnh của thanh sắt, cây kim để nói về cuộc sống này. Nó sẽ không hề đơn giản nếu như muốn có được thành quả. Cần phải bỏ thời gian, công sức, kiên trì thì mới có thể có được thành công.
Thực tế trong cuộc sống này, muốn có được thành công thì yếu tố kiên trì, nhẫn nại sẽ là một trong những yếu tố quyết định. Những dẫn chứng cho lòng kiên trì đó như là trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước nhờ có sự kiên trì, ý chí vững vàng của dân tộc Việt Nam ta. Kiên trì theo chính sách và đường lối lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ chúng ta đã đánh bại quân xâm lược.
Hay là những dẫn chứng trong thời đại ngày nay như là nền bóng đá của Việt Nam. Trải qua rất nhiều khó khăn và thử thách với ý chí quyết tâm, lòng kiên trì của các cầu thủ chúng ta. Đã đưa nền bóng đá nước nhà sánh ngang tầm các đội bóng lớn của châu lục.
Trong học tập cũng như thế, tính kiên trì vô cùng quan trọng. Trải qua 12 năm đèn sách để có thể trở thành một sinh viên ưu tú. Quá trình phấn đấu và rèn luyện đó nếu không có sự kiên trì học tập thì làm sao có thể có được thành quả.
Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết đến tấm gương Nguyễn Ngọc Ký. Một chàng trai tật nguyền với hai tay bị liệt từ nhỏ thế nhưng anh đã kiên trì, bền bỉ. Quyết tâm luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè. Nguyễn Ngọc Ký đã chiến thắng số phận và trở thành một thầy giáo, một nhà giáo ưu tú.
Có thể nói, ý chí nghị lực và lòng kiên trì trong mỗi con người. Chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại trong cuộc sống. Chúng ta sống luôn có mục đích, mục tiêu hướng tới của mình nhưng như thế là chưa đủ. Cần phải có sự sáng tạo sự bền bỉ nhẫn nại thì mới có thể biến những giấc mơ của mình trở thành hiện thực.
Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” thực sự là một bài học thấm thía. Một nguồn động viên quý báu giúp chúng ta tin tưởng hơn vào bản thân mình. Kế thừa và phát huy đức tính kiên trì trong học tập, trong công việc và trong cuộc sống. “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên”.
Xem thêm:
– Phân tích nhân vật Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình.
– Phân tích và nói lên những cảm nhận về bài thơ Viếng Lăng Bác
– Phân tích tác phẩm truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen Ri