Phân tích và nói lên cảm nhận về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến

Đề bài: Phân tích và nói lên cảm nhận về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến

Tình bạn là một thứ thiêng liêng và cao đẹp. Trong thơ ca của các thi nhân xưa, có rất nhiều bài văn, bài thơ nói về tình bạn. Nhưng để có thể cảm nhận được một tình bạn thực sự sâu sắc có lẽ chỉ sau khi đọc bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau phân tích và nói lên cảm nhận về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.

Phân tích và nói lên cảm nhận về bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến
Phân tích và nói lên cảm nhận về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đày, ta với ta.”

Bạn bè lâu lâu không gặp, khi gặp lại ai ai mà chẳng vui. Khi gặp nhau là sẽ hớn hở, vui mừng khôn xiết. Và Nguyễn Khuyến cũng thế, khi gặp lại người bạn của mình lời chào thân mật cũng trở thành câu thơ.

“Đã bấy lâu nay bác tới nhà”

Cách xưng hô “bác” tự nhiên và gần gũi. “Đã bấy lâu nay” là đã lâu lắm rồi người bạn này mới đến chơi “nhà” của Nguyễn Khuyến. Chỉ bằng một câu thơ đơn giản. Một lời chào giản dị cũng có thể nói lên được sự hân hoan đón tiếp người bạn của Nguyễn Khuyến như thế nào. Nhưng bạn đến chơi “nhà” một cách đột ngột sau một thời gian dài. Cũng có thể khiến cho người ta lúng túng.

“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa”

“Bác” đến “nhà” hôm nay chỉ có mình tôi thôi. Mọi người trong nhà đi vắng hết, chợ thì ở xa. Ý muốn nói của tác giả, nếu như hôm nay người bạn của mình đến. Cũng sẽ chỉ có mình đón tiếp bằng những thứ không có ở chợ. Và cũng chẳng nhờ con trẻ đi chợ được. Có lẽ chỉ có thể tiếp người bạn bằng những thứ “cây nhà lá vườn”. Nhưng liệu cây nhà lá vườn có cái gì hay, cái gì ngon để tiếp bạn không. Thực sự chỉ sau khi đọc những câu thơ tiếp theo người ta mới thấu hiểu tình cảnh của nhà thơ. Nhưng ông không lấy đó làm một điều phải xấu hổ, lo lắng mà Nguyễn Khuyến thật hóm hỉnh. Đã cường điệu cảnh khó khăn thiếu thốn của mình.

“Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Nguyễn Khuyến kể đến hàng loạt những thứ có thể tiếp đãi người bạn của mình. Nào là “cá”, nào là “gà”, nào là “cải”, nào là “cà”, nào là “bầu”, nào là “mướp. Nhưng những nguyên liệu làm món ăn đãi khách đó thực chất là không có. Và cũng không có điều kiện để có. Nó như là những câu nói đùa hóm hỉnh của Nguyễn Khuyến với người bạn của mình. Nhưng nó cũng thể hiện được một sự tha thiết muốn tiếp đón người bạn của mình một cách chu đáo nhất.

Có lẽ đối với nhiều người không thân thiết có thể sẽ nghĩ nhà thơ là một người keo kiệt. Nhưng đối với những người bạn đã quá hiểu nhau như Nguyễn Khuyến và bạn của mình. Thì người bạn đó đã quá hiểu hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến bây giờ “Đầu trò tiếp khách trầu không có”, không có gì cả. Nhưng Nguyễn Khuyến có cả một tấm lòng, là một người thật thà và chất phác.

Câu thơ cuối đã bộc lộ tấm lòng của nhà thơ. Chẳng cần cao lương mỹ vị, chẳng cần giàu sang nghèo hèn.

“Bác đến chơi đây, ta với ta”

Chỉ cần có “Bác” đến đây chơi, là đã quá đủ. Đó là điều Nguyễn Khuyến cảm thấy thiêng liêng và trân trọng nhất lúc này. Một người bạn mà ông có lẽ đã trông ngóng bao lâu nay. Hôm nay đã xuất hiện một cách rất bất ngờ. Những sự lúng túng của một gia cảnh khó khăn không có gì để tiếp đãi bạn. Có lẽ chỉ bằng những câu thơ hóm hỉnh với sự thể hiện tấm chân tình, chắc chắn người bạn đó sẽ hiểu. “Ta với ta” tức là Nguyễn Khuyến với bạn của mình, tình cảm bạn bẻ đó thực sự là tri âm tri kỷ. Nó đã vượt qua mọi thứ vật chất tầm thường.

Có thể hai người có một hoàn cảnh khác nhau, lý tưởng sống khác nhau. Nhưng giờ vẫn coi nhau là những người bạn, vẫn đến được với nhau đó mới là điều đáng quý nhất.

Sau khi đọc bài thơ “Bác đến chơi nhà” chúng ta thấy được ngòi bút của thi sĩ Nguyễn Khuyến thực sực vô cùng tinh tế. Bài thơ viết theo lối thất ngôn bát cú, với luật bằng trắc. Ngôn ngữ trong bài thơ thực sự mộc mạc và giản dị. Bài thơ đã toát lên được vẻ đẹp thiêng liêng của tình bạn thâm giao, bộc bạch được tâm trạng, hoàn cảnh của nhà thơ. Tấm lòng ấy của nhà thơ thực sự là một tấm gương sáng để mọi người soi chung.

Tải về máy:

Download “Phân tích và nói lên cảm nhận về bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến”

MIfql – Downloaded 484 times –

Xem thêm:
– Phân tích câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
– Hãy nói lên những cảm nhận sau khi đọc bài thơ “Cảnh Khuya” của Hồ Chí Minh
– Phân tích hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ “Bánh Trôi Nước” của Hồ Xuân Hương