Đề văn lớp 12: Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu

ĐỀ  THAM KHẢO

ĐỀ SỐ 12

 (Đề thi có 02 trang)

MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

 

1. ĐỌC HIỂU (3,0đ)

          Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

     “… Các bạn thân mến của tôi, vào ngày 09 tháng 10 năm 2012, người Taliban đã bắn vào trán bên trái của tôi. Họ bắn bạn bè của tôi nữa. Họ cho rằng những viên đạn đó sẽ làm cho chúng tôi im lặng, nhưng họ đã thất bại. Và từ sự im lặng đó đã trỗi lên hàng ngàn tiếng nói khác. Những người khủng bố nghĩ rằng họ sẽ thay đổi mục đích của tôi và ngăn chặn tham vọng của tôi. Nhưng không có gì thay đổi trong cuộc sống của tôi trừ điều này: sự yếu hèn, sự sợ hãi và nỗi tuyệt vọng đã chết. Sự mạnh mẽ, sức mạnh và lòng can đảm đã nảy sinh. Tôi vẫn là Malala như xưa. Những ước muốn của tôi vẫn như cũ. Những hy vọng của tôi vẫn như cũ. Và những giấc mơ của tôi cũng vẫn như cũ. Anh chị em thân mến, tôi không chống phá ai hết.
Tôi cũng không đứng đây để nói về sự trả thù cá nhân đối với người Taliban hay bất cứ một nhóm khủng bố nào. Tôi đứng đây để nói về quyền được đi học của mỗi trẻ em. Tôi mong muốn sự giáo dục cho con trai và con gái của người Taliban và của tất cả những người khủng bố và cực đoan. Tôi thậm chí không căm thù người Taliban nào đã bắn trúng tôi…

     Anh chị em thân mến, chúng ta không nên quên rằng hàng triệu người đang phải chịu đựng nghèo khó và bất bình đẳng và sự vô học. Chúng ta không nên quên rằng hàng triệu trẻ em phải rời bỏ trường lớp. Chúng ta không nên quên rằng anh chị em chúng ta đang chờ đợi một tương lai tươi sáng và hòa bình.

     Vậy chúng ta hãy mở một cuộc đấu tranh thật huy hoàng chống lại sự thất học, nghèo đói và khủng bố, chúng ta hãy nhặt sách và bút lên, vì đây là những vũ khí mạnh mẽ nhất. Một đứa trẻ, một thầy giáo, một cuốn sách và một cây bút có thể làm thay đổi cả thế giới. Giáo dục là phương thức duy nhất. Giáo dục là hàng đầu”.

(Trích Bài phát biểu của Malala Yousafzai tại Liên Hợp Quốc vào ngày 12/7/2013)

Câu 1. Nêu nội dung của đoạn văn bản trên.

Câu 2. Câu nói nào của Malala cho thấy nghị lực vươn lên và khát vọng học tập không gì có thể dập tắt được?

Câu 3. Trong đoạn văn bản trên, người viết đã sử dụng những phép tu từ nào?

Câu 4. Trong phần cuối của đoạn trích, câu nói nào của Malala để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

2. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ vấn đề gợi ra trong văn bản đọc hiểu, viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến:“Một đứa trẻ, một thầy giáo, một cuốn sách và một cây bút có thể làm thay đổi cả thế giới”.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành từ đó làm rõ chất Tây Nguyên trong tác phẩm.

……….. Hết ………….                                                                                                                    

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:……………………………………………..Số báo danh: …………………………….

Chữ kí GT 1:………………………………………Chữ kí GT 2: …………………………………………..

HƯỚNG DẪN CHẤM

1. Hướng dẫn chung

  • Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm.
  • Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn, giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
  • Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm.
  • Hướng dẫn chấm mang tính chất định hướng, yêu cầu tổ chấm tiến hành chấm chung ít nhất 05 bài ngẫu nhiên để thống nhất đáp án cụ thể

2. Hướng dẫn chấm cụ thể

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
CâuNội dungĐiểm
 
a. Yêu cầu về kĩ năng

    – Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản;

    – Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức

– HS cần làm rõ các vấn đề:

1Sức mạnh của giáo dục rất cần thiết cho mọi con người, mọi quốc gia.0,5
2Câu nói của Malala cho thấy nghị lực vươn lên và khát vọng học tập không gì có thể dập tắt: “Sự mạnh mẽ, sức mạnh và lòng can đảm đã nảy sinh. Tôi vẫn là Malala như xưa. Những ước muốn của tôi vẫn như cũ. Những hy vọng của tôi vẫn như cũ. Và những giấc mơ của tôi cũng vẫn như cũ.”0,5
3Lặp cú pháp, liệt kê.0,5
4– HS viết đúng cấu trúc đoạn văn 7-10 dòng, diễn đạt trôi chảy suy nghĩ cá nhân, nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa nhất.1,5
 Lưu ý: Học sinh có thể trình bày các ý theo cách gạch đầu dòng; riêng câu 4 học sinh phải viết thành đoạn văn.

            Giám khảo cần linh hoạt khi chấm điểm.

 

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

CâuNội dungĐiểm
1

 

    Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến:“Một đứa trẻ, một thầy giáo, một cuốn sách và một cây bút có thể làm thay đổi cả thế giới”.2,0
a. Yêu cầu về kĩ năng:

– Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận; Có đủ Mở đoạn, phát triển đoạn, Kết đoạn.

– Xác định đúng vấn đề nghị luận, biết triển khai vấn đề nghị luận; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

b. Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, cơ bản nói được các vấn đề sau:

– Nêu vấn đề cần nghị luận.0,25
Giải thích

– Câu nói: khẳng định tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.

0,25
Bàn luận:

– Muốn đất nước phát triển trước tiên giáo dục phải phát triển trước.

– Trí tuệ là nguồn tài nguyên lớn nhất của mỗi quốc gia. Vì vậy đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sự phát triển của đất nước. Việc học là vũ khí chống lại sự vô học, nghèo đói, khủng bố; đồng thời mở ra cánh cửa tương lai cho tất cả những ai có niềm đam mê, khát vọng học tập mãnh liệt. Giáo dục rất cần thiết cho mọi con người.

– Trong giáo dục, vai trò của giáo viên cũng được đặt lên hàng đầu bởi họ là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục. Tago diễn tả trong câu nói nổi tiếng của mình: “Giáo dục một người đàn ông được một con người. Giáo dục một người đàn bà được một gia đình. Giáo dục một người thầy được cả một thế hệ”. Với việc dạy chữ thầy còn phải dạy người. Người thầy phải là một điển hình tốt về tinh thần tự học, tự vươn lên, một tấm gương sáng ngời về đạo đức, nhân cách. Đổi mới giáo dục luôn là yêu cầu thường xuyên đối với mỗi quốc gia.

– Người học phải có ý chí, nghị lực vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đến trường tiếp thu kiến thức, rèn luyện nhân cách góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

– Bình luận:

+ Câu nói cổ vũ cho những người trẻ tuổi tự tin hơn trong việc dấn thân vào các hoạt động làm thay đổi xã hội, thậm chí thế giới.

+ Phê phán những người không biết đấu tranh cho quyền lợi của chính mình.

Bài học nhận thức và hành động:

+ Học tập suốt đời.

+ Đấu tranh cho quyền được học của mọi người.

1,25
– Khẳng định lại vấn đề.0,25
2
Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành từ đó làm rõ chất Tây Nguyên trong tác phẩm.
5.0
a. Yêu cầu về kĩ năng:

– Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận; Có đủ Mở bài, Thân bài (gồm nhiều đoạn văn), Kết bài.

– Xác định đúng vấn đề nghị luận, biết triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

– Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Trung Thành và tác phẩm Rừng xà nu, học sinh có thể sắp xếp, trình bày ý theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo được các vấn đề:

 
 – Giới thiệu vấn đề cần nghị luận0,5
Nội dung:

Cây xà nu đã trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân làng Xô Man.

+ Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt của dân làng Xô Man.       

+ Cây xà nu tham dự vào những sự kiện trọng đại của dân làng Xô Man.

+ Cây xà nu đã thấm sâu vào nếp suy nghĩ và cảm xúc của dân làng Xô Man.

– Hình tượng cây xà nu – tượng trưng cho phẩm chất và số phận của nhân dân Tây Nguyên trong chiến tranh cách mạng. Vẻ đẹp, những thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu, những đặc tính của xà nu,…là hiện thân cho vẻ đẹp, những mất mát, đau thương, sự khao khát tự do và sức sống bất diệt của dân làng  Xô Man nói riêng, đồng bào Tây Nguyên nói chung.

+ Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù gợi nghĩ đến những mất mát đau thương mà đồng bào Xô Man đã phải trải qua trong thời kì cách mạng miền Nam bị khủng bố khốc liệt.

+ Trong bom đạn chiến tranh, dù thương tích đầy mình cây xà nu vẫn sinh sôi, vẫn sống như sức sống mãnh liệt, bất diệt như người dân làng Xô Man nói riêng, Tây Nguyên, dân tộc Việt Nam nói chung kiên cường bất khuất, không khuất phục trước kẻ thù.

+ Rừng xà nu bạt ngàn, nối tiếp nhau đến tận chân trời cũng chính là thể hiện sự gắn bó, sức mạnh đoàn kết và sự nối tiếp bất tận của các thế hệ, gợi liên tưởng đến sức sống vô tận, bền bỉ, bất diệt của con người Xô Man, nhân dân Tây Nguyên.

Rừng xà nu mang ý nghĩa biểu tượng cho đời sống, sự sống con người, biểu tượng cho sức quật khởi của dân làng Xô Man.

– Cây xà nu đậm chất Tây Nguyên cùng với Tnú và buôn làng Xô Man làm nên vẻ đẹp Tây Nguyên cho thiên truyện.

 

3.5

Nghệ thuật:

– Khắc họa thành công hình tượng cây xà nu, một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc, tạo nên màu sắc sử thi và lãng mạn bay bổng cho thiên truyện.

– Khi miêu tả cánh rừng xà nu đau thương nhưng kiên cường bất khuất, nhà văn dùng nghệ thuật so sánh, chiếu ứng tạo ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.

            – Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm, khi tha thiết, trang nghiêm,…

0,5
– Đánh giá.0,5

 

Nguồn: Mimosa

Xem thêm:
– Đề thi và đáp án tham khảo môn Ngữ Văn năm 2019
– Đáp án đề thi THPT quốc gia 2018 môn văn
– Cảm nhận về chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân ở truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”