Phân tích Rô-Bin-Xơn ngoài đảo hoang – Đe-Ni-Ơn Đi-Pho (Daniel Defoe)
Hai mươi lăm năm sống, xây dựng và cứu những người bị thổ dân hành hình. Cuối cùng, Rô-bin-xơn cứu một viên thuyền trưởng bị thủy thủ hãm hại, rồi cùng mọi người trở về quê hương.
+ Phần đầu của đoạn văn giới thiệu khái quát “bộ dạng của tôi” mà “nếu có ai đó ở nước Anh gặp một kẻ như tôi lúc bấy giờ” thì họ sẽ “hoảng sợ hoặc phá lên cười sằng sặc”. Tại sao thế? Bởi quần áo thì kì dị, trang bị thì đầy những thứ giết người nên những ai nghiêm túc thì có thể nghĩ là một người lập dị, một tên hề. Lối văn tự sự gợi hình pha chút hóm hỉnh khiến bạn đọc tò mò …
+ Phần kế tiếp, nhà văn miêu tả về áo quần và trang bị:
– Tàu bị đắm, Rô-bin-xơn chẳng còn gì ngoài khẩu súng, cưa, rìu, dao cạo, thuốc đạn. Để chống chọi với khí hậu khắt khe, mọi thứ như mũ, dù, áo quần, đôi ủng … đều được tự tạo bằng da dê. Như thế đời sống của Rô-bin-xơn quá khó khăn, vất vả. Chiếc mũ thì cao lêu đêu có mảnh da phủ xuống phía sau gáy để che mưa nắng vì “chẳng gì tai hại bằng nước mưa luồn trong áo thấm vào da thịt”.
– Mọi thứ trang phục trên mình Rô-bin-xơn đều bằng da dê, kể cả thắt lưng, quai đeo và cây dù. Chung quanh thân mình thì đeo lủng lẳng nào cưa, rìu, túi đựng thuốc súng, túi đựng đạn ghém; còn đeo cả kiếm và dao găm. Thử tưởng tượng một người với bộ dạng như thế, lưng đeo gùi, vai vác chiếc dù che không giống ai, vai kia vác súng lại xuất hiện trên đường phố Niu-oóc-sai thì người gặp không “hoảng sợ hoặc phá lên cười sằng sặc” làm sao cho được. Nhưng những thứ ấy đã cứu sống Rô-bin-xơn và giúp anh tồn tại suốt hai mươi lăm năm trời trên hoang đảo.
– Thông thường, khi miêu tả người thì miêu tả diện mạo trước, ở đây, nhà văn lại đặt vào phần cuối cùng. Đoạn văn kể về diện mạo của Rô-bin-xơn cũng ngắn hơn đoạn kể về trang phục của chàng. Tại sao thế? Từ góc độ nhân vật xưng “tôi” tự kể chuyện mình thì có lẽ nhân vật “tôi” muốn nhấn mạnh đến tính cách sống ở hoang đảo. Sống khỏe, hoạt động để tồn tại ở hoang đảo là những nét chính mà nhân vật “tôi” muốn giới thiệu với người đọc.
Nếu tập trung giới thiệu về diện mạo thì biểu tượng “người ở đảo hoang” sẽ không lôi cuốn người đọc bằng những hình ảnh về trang phục và trang bị. Cũng từ những hình ảnh đó, bạn có thể nghĩ đến tài mưu sinh thoát hiểm, chống chọi với thiên tai, thú dữ, và kể cả con người của Rô-bin-xơn.– Không chỉ quái dị về trang phục. Rô-bin-xơn còn quái dị cả về diện mạo.
Đoạn văn không miêu tả đầu tóc, nhưng chắc hẳn là tóc dài và xoắn lại. Râu ria thì sau một thời gian để chúng “mọc dài đến hơn một gang tay”, Rô-bin-xơn tỉa gọn lại. Riêng bộ ria mép thì “to tướng kiểu Hồi giáo” Thổ Nhĩ Kì có “chiều dai và hình dáng kì quái … cùng khiến cho mọi người phải khiếp sợ nếu như là ở nước Anh”. Tất cả những thứ kì quái đó biểu hiện trên làn da “không đến nỗi đen cháy” khiến hình ảnh Rô-bin- xơn như người văn minh thời tiền sử xuất hiện vào nửa đầu thế kỉ XVIII thì người được diện kiến “hoảng sợ hoặc phá lên cười sằng sặc” là phải.
– Phía sau những dòng văn dài hóm hỉnh miêu tả trang phục, trang bị, diện mạo ấy chứa tính cách của người thanh niên suốt 25 năm vui buồn trên hoang đảo.
– Sống trong muôn vàn khó khăn, vất vả đã là người có nghị lực phi thường, Rô-bin-xơn còn tỏ ra lạc quan hiếm thấy ngay ở những dòng đầu bài văn.
* Ghi chú:
– Tác phẩm (đoạn văn) được viết dưới hình thức tự truyện: Nhân vật chính là “tôi”.
– Trước khi phân tích, nên sơ lược nội dung toàn truyện, và xác định vị trí của đoạn văn. Nội dung đoạn văn:
* Khái quát về Rô-bin-xơn.
+ Trang phục của Rô-bin-xơn.
+ Diện mạo của Rô-bin-xơn.
– Học sinh dựa vào dàn ý trên để viết thành bài văn.