Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn

Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy

Trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của Tuân Tử: “Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy”

I. Dàn ý: Trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của Tuân Tử: “Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy”

1. Mở bài:

– Giới thiệu lời nhận xét của Tuân Tử về bạn và thù.
– Khẳng định nhận xét đó là hoàn toàn chính xác.

2. Thân bài:

* Phân tích ý nghĩa của nhận xét trên:
+ Vế thứ nhất: Người chê ta mà chê phải là thầy ta.
– Chê: Là chỉ ra chỗ dở, chỗ sai. Chê phải là chế đúng, với mục đích góp ý, xây dựng để đạt kết quả tốt hơn.
– Người dám chê là người trung thực, không sợ mất lòng, không vụ lợi.
– Tư cách cao quý, trình độ hiểu biết sâu rộng của người chê phải xứng đáng được tôn làm thầy.
+ Vế thứ hai: Người khen ta mà khen phải là bạn ta.
– Khen phải: tức là khen đúng điều đáng khen, nhằm mục đích động viên, cổ vũ người được khen. (Trái với khen phải là khen bậy cốt để lấy lòng).
– Muốn có được những lời khen phải, người khen cần phải có tư cách và trình độ hiểu biết nhất định.
– Những lời khen đúng lúc, đúng chỗ có tác dụng rất lớn, chứng tỏ thiện tâm, thiện ý của người khen đối với người được khen. Như vậy thì người khen ta mà khen phải xứng đáng là bạn ta.
+ Vế thứ ba: Những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy.
– Những kẻ thích vuốt ve, nịnh bợ người có chức có quyền thường là vô liêm sỉ, thiếu đạo đức. Khi vuốt ve, nịnh bợ ai đó, họ đều nhằm mục đích vụ lợi (lên chức, lên lương, được ban phát bổng lộc…).
– Chúng làm cho người được vuốt ve, nịnh bợ không còn biết phải trái, đúng sai, dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng. Chúng là kẻ thù giấu mặt nhưng vô cùng nguy hiểm, cần phải cảnh giác.

3. Kết bài:

– Khen, chê là hai mặt tất yếu của dư luận.
– Lời nhận xét của Tuân Tử chứa đựng một bài học thực tế rất bổ ích: Nhắc nhở mọi người hãy tỉnh táo, sáng suốt và tự chủ trước những dư luận trong cuộc đời.

II. Bài văn mẫu: Trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của Tuân Tử: “Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy”

Cuộc sống là bài học dài của nhân loại”. Đây là câu nói rất quen thuộc của Barie. Và bạn đã học được gì từ cuộc sống? Cách đứng dậy và đi tiếp sau những vấp ngã hay niềm tin vào những điều kỳ diệu? Cách nhận thức về cuộc sống lời khen chê hay niềm vui, sự hạnh phúc khi đạt được thành quả? Có lẽ, để cảnh tỉnh con người, Tuân Tử đã dạy cho chúng ta một bài học quý giá: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà người khen phải là bạn ca, những kẻ bút về nịnh vợ chính là kẻ thù của ta vậy.”

Cuộc sống chúng ta, chẳng thể nào là một bức tranh màu hồng dịu êm, đan xen với nó phải là những mảng tối xám trộn lẫn. Con người cũng vậy, không phải ai cũng hoàn hảo, vấp ngã, sai lầm sẽ giúp cho ta cứng cáp hơn. Mỗi cá nhân khi không may mắc sai lầm, tự mình chưa thể nhận ra được. Trong cái khoảnh khắc ấy, người sẵn sàng đứng ra, chỉ rõ lỗi lầm, thậm chí phê phán, ấy chính là người xứng đáng với danh hiệu thầy. Đó là người có tầm tri thức, hiểu biết vượt trội, có trí tuệ giúp cho chúng ta có thể nhận ra được lỗi lầm và sửa sai.

Và trong cuộc đời của mỗi người, chắc chắn ai cũng có nhiều hơn một người thầy. Thầy mang đến cho ta những bài học sâu sắc về cuộc đời, về những tri thức rộng mở của nhân loại. Nhưng trên tất cả, người thầy ấy không ngần ngại chê và chỉ rõ sai phạm của ta với mong muốn rằng học trò có thể khắc phục và sửa chữa. Đừng lầm tưởng chỉ giáo viên mới có thể là “thầy”, ai cũng có thể là thầy, là cha, là mẹ hay thậm chí là những người bạn trong lớp. Không quan trọng là ai mà ta hãy nghĩ xem tao bị chê vì vấn đề gì và sửa chữa lỗi lầm ra sao. Đó là mong muốn của những người “chê phải”.

Đối với bạn bè cũng vậy, những người khen ta, nhận ra được điểm mạnh của ta một cách chính xác đó mới chính là những người bạn tốt. Những ưu điểm luôn tiềm ẩn trong mỗi con người chờ khi được bộc phát. Người khen ta là người nhận ra điểm mạnh của bản thân, hiểu ta không đố kỵ, ghen ghét chứ cái tốt mà còn muốn cùng ta chia sẻ ngọt bùi.

Vậy tại sao người khen ta mà khen phải lại là bạn của ta? Trong mỗi con người, luôn luôn có sự ghen tị tồn tại. Nó có thể len lỏi vào trong tim, làm mờ đôi mắt, làm ta đố kỵ, ganh ghét với tài năng, với cái tốt của người khác. Người sẵn sàng tán dương, chia sẻ nhiều hạnh phúc ngọt ngào ấy cùng ta chắc chắn là một con người không kỵ, ghen ghét với những gì tốt đẹp mà ta đang có.

Khen chê có mối quan hệ khăng khít với nhau. Những người khen, người chê có tâm ta sẽ tiến bộ hơn. Khen sẽ giúp những ưu điểm của ta được phát huy còn chê cho những sai lầm được sửa chữa.

Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải ai khen ta hay chê ta cũng đều là bạn là thầy. Câu nói của Tuân Tử như là một lời khẳng định dứt khoát giữa giả và thật. Để nhận ra đâu là thì phải, bạn phải quả thật là khó khăn. Còn những lời khen chỉ vì mục đích cá nhân và có những lời chê chỉ để thỏa mãn cái tôi vị kỷ. Hơn tất cả, chúng ta cần phải sáng suốt, nhận ra đâu là “những kẻ vuốt ve nịnh bợ” – kẻ thù của ta. Kẻ thù là kẻ luôn muốn hãm hại, muốn đối đầu, muốn chiến thắng ta không mong muốn ta có được sự thành công.

Người luôn mong ta thành công sẽ chẳng bao giờ nịnh bở ta. Bởi xu nịnh sẽ làm cho ta thụt lùi. Thành tích của ta chỉ có một nhưng chúng lại thổi phồng lên ba lên bốn hoặc nhiều hơn thế. Thậm chí có khi chúng còn ngụy biện, phù phép những khuyết điểm ai làm ta thành tích. Ảo mộng với bản thân sẽ là con rắn độc khiến ta dễ dàng chìm sâu trong vinh quang và nhanh chóng gặp phải thật nhiều thất bại.

Vậy mà, trong cuộc đời này không phải ai cũng dễ dàng nhận ra đâu là thầy, là bạn, là những kẻ xu nịnh đáng khinh. Cũng có những kẻ chẳng dám chê bài vì sợ mất lòng ta nhưng cái ấy đâu biết rằng mất lòng trước sẽ được lòng sau. Cũng có những kẻ miệng khen ta nhưng lòng lại đang dậy sóng bẩy sự ghen ghét đố kỵ. Lại có người chê ta ngay cả khi ta làm tốt chỉ vì mong muốn ta phấn đấu hơn. Thế nên mỗi con người cần phải tự bỏ một cái nhìn khách quan, sâu sắc và vì bản thân mình. Điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu là thứ ta cần triệt tiêu, khắc phục. Đó mới là cách tốt nhất để chúng ta đạt được những thành công tốt đẹp hơn trong cuộc sống tuyệt vời này!

Leave a Comment