Phân tích và cảm nhận về bài thơ “Ngắm Trăng” của Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích và cảm nhận về bài thơ “Ngắm Trăng” của Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh, một người cha của dân tộc Việt Nam, một vị lãnh tụ tài ba. Không chỉ giỏi về chiến lược, quân sự, lãnh đạo mà còn là một nhà thơ tài hoa. Cuộc đời của Bác gắn liền với non sông, dân tộc, với những ước muốn giải phóng dân tộc.

Và chúng ta được như ngày nay là nhờ có bác. Bác đã để lại cho chúng ta không chỉ là những chiến tích, chiến thắng lịch sử mà còn cả những áng thơ hay bất hủ. Tiêu biểu trong đó là bài thơ “Ngắm Trăng”. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau phân tích và cảm nhận về bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.

Phân tích và cảm nhận về bài thơ "Ngắm Trăng" của Hồ Chí Minh
Phân tích và cảm nhận về bài thơ “Ngắm Trăng” của Hồ Chí Minh

“Trăng” có lẽ đối với nhiều nhà thơ nó là một người bạn tâm tình, một người bạn tri kỷ. Có rất nhiều bài thơ nói về trăng, rất nhiều những tác phẩm bất hủ nói về trăng. Và Bác Hồ kính yêu, một vị lãnh tụ, một nhà thơ đã từng sáng tác rất nhiều bài thơ về trăng trong suốt cuộc đời cách mạng của mình.

“Trăng” được bác trân trọng, coi là người bạn tri kỷ của đời mình và điều đó đã được thể hiện rõ nét trong bài thơ “Ngắm trăng”.

“Ngắm trăng” được bác viết trong hoàn cảnh chốn lao tù chế độ Tưởng Giới Thạch, chân tay bị xiềng xích, thân thể bị đọa đày nơi ngục lạnh. Nhưng trong cái hoàn cảnh đó tâm hồn người nghệ sĩ, nhà thơ lại bộc phát lên một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết khi được ngắm nhìn, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ánh tranh sáng qua song cửa ngục tù.

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”

Mở đầu bài thơ, nói về cái điều hiển nhiên của nơi ngục tù “không rượu” và “không hoa” lẹnh lẽo và cô đơn. Nhưng lại toát lên một điều gì đó một cách nhẹ nhàng, và êm ái, không trách cứ, không tỏ ra một chút đau khổ tù tội. Và trong cái không gian đó, một cảnh đẹp trong đêm hiện lên khiến người nghệ sĩ không thể nào làm ngơ hay “hững hờ”

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm qua khe cửa ngắm nhà thơ”

Đó là cảnh đẹp ánh “trăng” trong đêm phía ngoài song sắt cửa sổ nhà tù. Ánh trăng thanh khiết, sáng vằng vặc như đang vẫy gọi thi nhân mở toang cánh cửa kia ra vui đùa cùng ánh trăng. Thế nhưng thực tế chốn ngục tù, thi sĩ chỉ có thể ngắm nhìn ánh trăng qua nơi ngục tù lạnh lẽ mà thôi. Và ánh trăng cũng chỉ có thể rọi bóng mình qua khe cửa “ngắm nhà thơ”.

Xem thêm: Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ trong bài Đất Nước

Ở đây bác Hồ đã rất khéo léo sử dụng biện pháp nhân hóa ánh trăng như hình ảnh một con người với hành động “nhòm”. Khiến cho những câu thơ không hiện lên những nét buồn rầu, buồn tủi, lạnh lẽo của chốn ngục tù. Mà thay vào đó là niềm vui sướng của những người bạn tri kỷ đang được gặp gỡ trò chuyện, ngắm nhìn nhau.

Nhưng với người đọc có lẽ ai cũng đang hiểu cái khao khát tự do của con người đang bị gông xiềng xích kia đang muốn thoát ra bên ngoài. Để có thể thực sự được vui đùa cùng với ánh trăng trong đêm.

Bao quanh là bốn bức tường ngục tù giam hãm, cũng không thể nào làm chết đi những cảm xúc yêu đời, yêu thiên nhiên trong Bác. Thả hồn theo ánh trăng trong đêm, Bác cũng gửi gắm vào đó khát vọng tự do khôn cùng của mình.

Xem thêm: Bài soạn: Đây thôn vĩ dạ của Hàn Mặc Tử

Ánh trăng đẹp trong đên đã làm tan biến cái hiện thực đen tối, u ám của nhà tù. Thay vào đó là những cảm nhận về tình yêu thiên nhiên yêu cuộc sống. Một sự sống động của cảnh quan, như là một sự vẫy gọi thi nhân từ thế giới bên ngoài tù ngục.

Cả một bài thơ không thấy xuất hiện một tiếng động nào, chỉ là những hành động “ngắm” và “nhòm”. Nó vừa là sự thưởng thức cái vẻ đẹp của thiên nhiên trong sự yên bình. Nó cũng là sự thể hiện những nỗi niềm mong muốn được hòa nhịp đập cùng sự sống yên bình đó.

Một bức tranh về một con người đang ngắm nhìn ánh trăng dường như rất say đắm và lặng lẽ. Rất giản dị nhưng chứa đựng bao nhiêu điều sâu thẳm với những khát vọng của một nhà thơ chân chính, một vị lãnh tụ trong chốn ngục tù.

Tải về máy>>>

Download “Phân tích và cảm nhận về bài thơ "Ngắm Trăng" của Hồ Chí Minh”

AKKYS – Downloaded 782 times –

Xem thêm:
– Phân tích hình ảnh Đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu.
– So sánh nhân vật Huấn Cao và Người lái đò Sông Đà.
– Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ trong bài Đất Nước.