Phân tích truyện Bố của Xi-Mông – G.Đ.Mô-Pa-Xăng

Phân tích truyện Bố của Xi-Mông – G.Đ.Mô-Pa-Xăng

Xuất thân từ gia đình qúy tộc, thời niên thiếu ống ở ông thôn. Lớn lên thì vào lính. Sau cuộc chiến Pháp – Phổ, G.Đ.Mô-pa-xăng về làm công chức, bắt đầu viết truyện ngắn, tiểu thuyết phản ánh thực trạng xã hội Pháp thời bấy giờ. Tác phẩm gồm một số tiểu thuyết và hơn 30 truyện ngắn. Dù ở đề tài nào, những trang văn của ông vẫn chứa đầy lòng nhân ái, mà Bố của Xi-mông là một truyện tiêu biểu.
Bị một gã đàn ông lừa dối, chị Blăng-sốt sinh ra Xi-mông, và âm thầm nuôi con trong ngôi nhà nhỏ xinh xắn. Lên bảy, lên tám, Xi-mông đến trường và bị đám học trò chế giễu là không có bố. Xi-mông đã phản ứng lại và đánh nhau với chúng. Sau đó, em buồn khổ lang thang ra bờ sông với ý định tự vẫn cho xong thì gặp bác Phi-líp…

* Phân tích tâm trạng của Xi-mông

– Đã là người thì ai cũng có cha – mẹ. Bạn cùng trường lớp với Xi-mông đều như thế, riêng Xi-mông thì chỉ có mẹ mà không có cha. Xi-mông đau đớn vì chuyện ấy.
Nỗi đau đớn ấy đã được nhà văn khắc họa khá sinh động và thật tinh tế. Có được nghệ thuật miêu tả tinh tế từng cảnh trong đoạn văn có lẽ nhờ tác giả sành tâm lí, nhất là tâm lí tuổi thơ. Tuổi thơ dễ nhớ, mau quên, buồn đó rồi vui đó, … Vừa mới muốn tự vẫn, cậu bé đã vui với con nhái bén, rồi lại buồn khóc. Được gặp, nói chuyện với bác Phi-líp, và nghe lời hứa: “Người ta sẽ cho cháu … một ông bố” là cậu bé tươi tỉnh lại ngay, một tình huống bất ngờ như trong truyện cổ tích.
Dù cậu chưa đủ trí khôn để hiểu “Người ta” là ai nhưng cậu trực nhận và tạo áp lực để bác Phi-líp chịu làm bố bất kể mẹ của cậu “lặng ngắt và quằn quại vì hổ thẹn”. Và sau đó thì cậu có đủ nghị lực, “một mực tin tưởng sắt đá. … đưa con mắt thách thức … , sẵn sàng chịu hành hạ, còn hơn là bỏ chạy …” khi bị bạn cùng trường tiếp tục chọc ghẹo…
Nhờ sành tâm lí, cảm nhận tinh tế mà tác giả đã tạo được nhiều cảnh sinh động trong đoạn văn.

* Diễn biến tâm trạng của người mẹ: Chị Blăng-sốt

– Thái độ đối với khách: “đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà nơi chị đã bị một kẻ khác lừa dối”: Thái độ của một người phụ nữ đứng đắn, nghiêm nghị.
– “Đôi má thiếu phụ đỏ bừng, và tê lái đến tận xương tủy”, “hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại, dựa vào tường, hai tay ôm ngực”: Đau đớn và xấu hổ vì lầm lỡ trong quá khứ, buồn tủi vì mong ước có được người cha của con. Với thái độ ấy và với hình ảnh ngôi nhà tươm tất cũng đủ chứng tỏ bản chất tốt của chị Blăng-sốt.

* Diễn biến tâm trạng của Phi-líp

+ Khi gặp Xi-mông: Tâm trạng của người lớn khi gặp trẻ đang buồn phiền.
+ Trên đường đưa Xi-mông về nhà: Khi biết được hoàn cảnh của bé, Phi-líp mang tâm trạng không trong sáng lắm về mẹ của Xi-mông: “… bác nhủ thầm rằng một tuổi xuân đã lầm lỡ rất có thể lỡ lầm lần nữa”.
+ Khi gặp mẹ của Xi-mông: Tâm trạng của bác Phi-líp thay đổi hoàn toàn khi đối diện với mẹ của Xi-mông: “… bác công nhân bỗng tắt nụ cười, vì bác hiểu ra ngay là không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình …”.

+ Lúc đối đáp với Xi-mông trước mặt mẹ cửa chú bé: Trước câu hỏi của Xi-mông và hình ảnh đau khổ của Blăng-sốt, bác Phi-líp hơi bối rối, ngỡ ngàng. Nhưng sau khi nghe lời đe dọa “sẽ quay trở ra nhảy xuống sông chết đuối” của Xi-mông, và có lẽ xúc động trước nỗi đau, lòng thương con của người mẹ trẻ, và cũng có lẽ chợt nghĩ lại hoàn cảnh của mình nên tâm trạng của Phi-líp từ “coi như chuyện đùa” chuyển sang “đột ngột hôn vào hai má em …”. Một tâm trạng xúc động về mái ấm gia đình đang nảy nở trong bác Phi-líp. 

– Xây dựng cốt truyện rất đời thường, rất gần gũi. Tạo dựng những tình huống bất ngờ nhưng hợp lí cùng với tài miêu tả tâm lí vui buồn bất chợt của tuổi thơ, của người lầm lỡ, của người từng trải. Nhà văn đã làm sống lại nỗi khao khát tình người: Con khao khát bố. Bố, mẹ khao khát có mái ấm gia đình. Và những con người buồn tủi, lầm lỡ đã biết tìm đến nhau để thỏa lòng khao khát chính đáng và cao đẹp ấy.

* Ghi chú:
– Tác giả là người gặp gỡ, quan sát và kể lại nên truyện không giống với hình thức tự truyện (nhân vật kể là “tôi”) như các truyện “Những ngôi sao xa xôi”, “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”,…
– Truyện có ba nhân vật, mỗi nhân vật mang một tâm trạng khác nhau. Nhân vật chính là Xi-mông. Cả ba nhân vật đều tìm câu trả lời cho câu hỏi: – Bố của Xi-mông là ai?
– Học sinh dựa vào dàn bài trên đây để viết thành bài văn. 

Leave a Comment