ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ SỐ 11 (Đề thi có 02 trang) | MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề |
1. ĐỌC HIỂU (3,0đ)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Hạnh phúc chính là không có mặt sự bất như ý, và chính điều này quyết định cho hạnh phúc có mặt, chứ không phải là các giá trị bên ngoài. Cho nên bằng chính sự lớn mạnh của tinh thần, thì chúng ta dễ dàng làm chủ được mọi vấn đề liên quan đến khổ đau và hạnh phúc.
Trong mỗi con người chúng ta, ai cũng có một trữ lượng hạnh phúc rất lớn, cho dù chúng ta rơi vào hoàn cảnh nào thì nó cũng không mất đi. Nhưng vì chúng ta không biết cách nhận diện được hạnh phúc, nên chúng ta đau khổ hoài.
Vậy hạnh phúc của mỗi người là có ở ngay đây, nếu như chúng ta nhận diện được nó. Điều đó cũng giống như Đức Phật đã kể một câu chuyện trong Kinh Pháp Hoa rằng, có một gã Cùng Tử lang thang phiêu bạt giang hồ sống trong hoàn cảnh nghèo khó mà không biết trong túi áo mình có một viên ngọc quý vô giá. Và một ngày kia, khi gã Cùng Tử đã tìm thấy viên ngọc quý giá của mình rồi, thì liền trở thành ông Trưởng Giả giàu sang huy hoàng.
Và chúng ta cũng vậy, vấn đề là phải có phương pháp để giúp chúng ta nhận diện được hạnh phúc của mình, để chúng ta thấy được rằng cuộc đời này tươi đẹp và có ý nghĩa biết bao. Do đó hạnh phúc hay đau khổ đều nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta, và chúng ta hãy bước tới đón nhận hạnh phúc của mình đi”.
(Hạt giống tâm hồn – Nhà xuất bản Trẻ)
Câu 1. Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 2. Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích.
Câu 3. Trong văn bản trên có những thao tác lập luận nào?
Câu 4. Thông điệp nào từ văn bản có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?
2. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ vấn đề gợi ra trong văn bản đọc hiểu, viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hạnh phúc của con người trong xã hội hiện nay.
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong đoạn trích “Đất Nước” (Trích Trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm, tư tưởng Đất Nước của Nhân dân đã được thể hiện như thế nào?
……….. Hết ………….
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………………………………..Số báo danh: …………………………….
Chữ kí GT 1:………………………………………Chữ kí GT 2: …………………………………………..
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 11
| MÔN: NGỮ VĂN
|
HƯỚNG DẪN CHẤM
1. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn, giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm.
- Hướng dẫn chấm mang tính chất định hướng, yêu cầu tổ chấm tiến hành chấm chung ít nhất 05 bài ngẫu nhiên để thống nhất đáp án cụ thể.
2. Hướng dẫn chấm cụ thể
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
a. Yêu cầu về kĩ năng– Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản; – Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức– HS cần làm rõ các vấn đề: | ||
1 | Bàn về hạnh phúc trong cuộc sống và các mối quan hệ tình cảm . | 0,5 |
2 | Nghị luận. | 0,25 |
3 | Phân tích, bình luận, chứng minh. | 0,75 |
4 | – HS viết đúng cấu trúc đoạn văn 7-10 dòng, diễn đạt trôi chảy suy nghĩ cá nhân, nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa nhất. | 1,5 |
Lưu ý: – Học sinh có thể trình bày các ý theo cách gạch đầu dòng; riêng câu 4 học sinh phải viết thành đoạn văn. – Giám khảo cần linh hoạt khi chấm điểm. |
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
1
| Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hạnh phúc của con người trong cuộc sống hiện nay | 2,0 |
a. Yêu cầu về kĩ năng:– Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận; Có đủ Mở đoạn, phát triển đoạn, Kết đoạn. – Xác định đúng vấn đề nghị luận, biết triển khai vấn đề nghị luận; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. b. Yêu cầu về kiến thức:Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, cơ bản nói được các vấn đề sau: | ||
– Nêu vấn đề cần nghị luận. | 0,25 | |
– Giải thích Hạnh phúc là một trạng thái tâm lý của con người khi ta cảm thấy vui vẻ, thoả mãn. Đó là một khái niệm thuộc phạm vi đời sống tinh thần của con người. Đó là trạng thái tinh thần lý tưởng nhất mà con người theo đuổi. | 0,25 | |
– Bàn luận: + Thế nào là hạnh phúc thật sự? + Hạnh phúc đích thực là khi con người tìm được niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Hạnh phúc ấy không dựa trên sự ích kỷ, thói vụ lợi hay những toan tính. + Hiện nay, ta đang sống trong thời đại mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển nên phần nào thoả mãn được nhu cầu của con người . Vì thế quan niệm về hạnh phúc cũng phần nào thay đổi. + Dẫn chứng: … + Hạnh phúc không chỉ là những điều to lớn mà còn nằm trong những việc gần gũi, giản dị hằng ngày mà đôi khi ta đã vô tâm mà bỏ lỡ. Vì thế, biết cách cảm nhận những rung động từ cuộc sống thường nhật đôi khi lại đem đến những niềm hạnh phúc rất dạt dào. – Bài học nhận thức và hành động: Để có niềm hạnh phúc trọn vẹn, mỗi con người nên rèn luyện cho mình một sức khoẻ tốt và một trái tim luôn rộng mở để có thể cảm nhận vẻ đẹp từ cuộc sống một cách tươi mới hơn…
| 1,25 | |
– Khẳng định lại vấn đề. | 0,25 | |
2 | Cảm nhận về tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” trong đoạn trích “Đất Nước” | |
a. Yêu cầu về kĩ năng:– Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận; Có đủ Mở bài, Thân bài (gồm nhiều đoạn văn), Kết bài. – Xác định đúng vấn đề nghị luận, biết triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. – Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức:Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và trích đoạn Đất Nước học sinh có thể sắp xếp, trình bày ý theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo được các vấn đề: | ||
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận | 0,5 | |
Nội dung:– Đất nước được nhà thơ nhìn nhận và thể hiện qua bề rộng không gian địa lý: + Đất nước là không gian vô cùng gần gũi thân thương, là một cõi đầy thơ mộng, ngọt ngào gắn với bao kỉ niệm của tình yêu mỗi con người. + Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục suy tư về Đất Nước qua bề rộng lãnh thổ, địa danh gắn với đời sống văn hóa của nhân dân. – Đất nước được thể hiện và cảm nhận trong chiều dài lịch sử: + Đoạn trích có cái nhìn rất sâu và rất xa về bốn nghìn năm Đất Nước. + Làm nên lịch sử của dân tộc chính là nhân dân – lớp lớp những người anh hùng vô danh: Những người vô danh ấy đã làm nên giá trị vật chất và giá trị tinh thần cho con cháu mai sau. – Đất nước được thể hiện ở bề sâu văn hóa dân tộc: phong tục ăn trầu của bà, tập quán búi tóc sau đầu của mẹ, tình nghĩa của cha, sự vật hàng ngày cái keo, cái cột,… truyền thống thủy chung say đắm trong hạnh phúc tình yêu; quyết liệt với kẻ thù để có được hạnh phúc bền lâu; quý trọng tình nghĩa. – Đất nước của ca dao thần thoại, của văn học, văn hóa dân gian. | 3.5 | |
Nghệ thuật:– Thơ trữ tình chính luận độc đáo. | 0,5 | |
– Đánh giá vấn đề nghị luận. | 0,5 |
Nguồn: Mimosa
Xem thêm:
– Đề thi và đáp án tham khảo môn Ngữ Văn năm 2019
– Phân tích bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
– Nghị luận về lối sống sành điệu của giới trẻ trong xã hội hiện nay