Đề bài: Phân tích 13 câu thơ đầu bài thơ “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu.
Xuân Diệu được coi là “ông hoàng của thơ tình Việt Nam” bởi tình yêu đôi lứa là đề tài vô cùng quan trọng trong thơ của ông. Là nhà thơ tham gia Tự Lực văn đoàn từ khá sớm, ông dần trở thành nòng cốt của những nhà thơ đi đầu về việc cách tân thơ ca Việt Nam thành thơ mới.
Có thể nói rằng ông là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới vì không chỉ cổ súy cho phong trào thơ mới hay chịu ảnh hưởng của những tư tưởng phương Tây mà ông còn sử dụng cấu trúc ngữ pháp và từ ngữ rất tân lỳ có bóng dáng của ngôn ngữ Châu Âu. “Vội vàng” là một trong những bài thơ hay nhất mà nhà thơ dành tặng cho thế gian này.
Xem thêm>>> Phân tích bài thơ “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu
Bài thơ là một nguồn cảm xúc trào dâng, là tuyên ngôn sống của một con người khao khát yêu đời. Và trong đó, 13 câu thơ đầu thể hiện rõ tình yêu thiết tha, niềm đắm say mãnh liệt của tác giả với cuộc sống tươi đẹp nơi trần thế.
“Vội vàng” là một cái tên mang đậm chất Xuân Diệu! Đây cũng chính là triết lí và tâm thế sống của nhà thơ: sống nhanh chóng, khẩn trương, mở rộng lòng mình đế ôm ghì, thâu tóm tất cả. Đây không phải lần đầu tiên ông sống vội vã, hối hả như vậy.
“Mau với chứ, vội vàng lên chứ
Em, em ơi, tình non sắp già rồi!”
Bốn câu thơ đầu tiên thể hiện ước muốn phi thường mà tha thiết của nhà thơ đó là:. Mong ước gìn giữ được hương sắc của mùa xuân.
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
“Tắt nắng” để cho màu không nhạt phai, “buộc gió” để cho hương còn ở lại mãi với hoa; cũng có nghĩa là nhà thơ muốn lưu giữ thời gian để cho tuổi trẻ mãi mãi còn xanh; mùa xuân mãi mãi ở bên cạnh. Với phép tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở việc tắt ánh nắng và buộc gió lại cùng điệp ngữ “tôi muốn”, tác giả đã thể hiện mong muốn tột cùng được níu kéo thời gian và giữ niềm vui.
Xem thêm>>> Nêu vắn tắt sự nghiệp văn học của Xuân Diệu
Ông đã sử dụng đại từ “tôi” để cái tôi cá nhân được bộc lộ một cách trực tiếp và cũng như muốn khẳng định cái khao khát cháy bỏng muốn được đi ngược lại với sự xoay chuyển của thời gian, của trời đất. Ông như muốn đoạt lấy cái quyền được điều khiển tạo hóa, bắt thiên nhiên phải ngừng lại để mình được tận hưởng mãi những hương sắc của mùa xuân.
Mong muốn của tác giả có thể vô lí nhưng niềm khao khát ấy hoàn toàn có lí. Nhà phê bình Hoài Thanh có viết: “Với Thế Lữ, thi nhân ta còn nuôi giấc mộng lên tiên, một giấc mộng rất xưa. Xuân Diệu đốt cảnh Bồng Lai và xua ai nấy về hạ giới”. Với ông, cuộc sống ở trần thế như thiên đường trên mặt đất, không đâu sánh bằng.
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.”
Với ngôn từ chau chuốt, mượt mà, Xuân Diệu đã thổi hồn cho bức tranh xuân tươi đẹp khiến nó trở nên sinh động, hấp dẫn hơn bao giờ hết. Bức tranh ấy chứa đựng những gì đẹp nhất của thiên nhiên đất trời:
Có sự ngọt ngào trong “tuần tháng mật” của “ong bướm”, của tình yêu đôi lứa;
Có màu sắc tươi thắm của “hoa của đồng nội xanh rì”,
Có sự xanh tươi mơn mởn trong “ lá của cành tơ phơ phất”, cả những âm thanh của “khúc tình si”, nắng rực rỡ chan hòa “ánh sáng chớp hàng mi”.
Xem thêm>>> Phân tích tác phẩm truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao
Qua cái nhìn sâu sắc, tràn đầy tình yêu của tác giả, cảnh thiên nhiên dưới trần gian trở thành vườn tiên của mùa xuân. Điệp từ “này đây” và phép điệp cấu trúc đã bộc lộ sự hân hoan, niềm vui phơi phới của tác giả, hay hơn thế tình cảm nồng nàn mà tác giả dành cho mùa xuân. Nhịp thơ nhanh như muốn mời gọi con người thưởng thức cảm nhận vẻ đẹp ấy.
Khi phân tích 13 câu thơ đầu bài thơ “Vội vàng” chúng ta không chỉ miêu tả cảnh xuân tuyệt diệu, đoạn thơ còn gợi tả tâm trạng của những người trẻ đang yêu. “Tháng Giêng ngon như một cặp môi hồng”.
Đây chính là đỉnh cao của niềm hạnh phúc, là sự đắm say, si mê trong tình yêu. Phép so sánh vô cùng mới mẻ và độc đáo của Xuân Diệu đã đưa người đọc đến những cảm xúc vô cùng cháy bỏng.
Ông lấy một hình ảnh cụ thể, gàn gũi “cặp môi gần” để so với “tháng giêng” vô cùng trìu tượng. Gợi lên hình ảnh một nụ hôn sắp được trao, nhẹ nhàng nhưng lại vô cùng mãnh liệt. Bảy câu thơ này là một chuỗi tiếng reo vui hân hoan hồn nhiên của thi nhân giữa cảnh sắc vườn xuân. Đó là lòng yêu đời thiết tha, mãnh liệt từ một tâm hồn tràn trề nhựa sống của nhà thơ.
Không có gì trên thế giới là tồn tại mãi mãi, đặc biệt là thời gian và tuổi trẻ của con người. Trong sâu thẳm niềm hy vọng được sống, được giao cảm của mình, Xuân Diệu vẫn luôn ý thức được sự đi qua của thời gian. Ngay khi đang mới bắt đầu tận hưởng mùa xuân thì ông đã lo sợ những bước đi của thời gian sẽ lấy đi hương sắc mùa xuân và lấy đi cả tuổi xuân.
“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”
Cách ngắt nhịp thơ mới lạ, khiến khúc hoan ca, niềm vui sướng bỗng khựng lại, chia thành hai trạng thái cảm xúc: niềm vui tan biến trước hiện thực phũ phàng. Nhà thơ mở ra trước mắt những lo toan phiền muộn như muốn thúc giục một điều gì đó.
Xem thêm>>> Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương
Chỉ với 13 câu thơ đầu của bài thơ “Vội vàng”. Xuân Diệu cũng khiến chúng ta nhận ra được thông điệp: trong thế gian này, con người giữa tuổi trẻ và tình yêu là đẹp nhất. Chúng ta chả cần phải đi tìm thiên đường đâu xa mà nó hiện hữu ngay trước mắt, giữa thiên nhiên tươi đẹp này. Vậy nên, hãy đắm say tận hưởng hết mình để tự ta thấy được sự trọn vẹn trong tình yêu và hạnh phúc.
Hãy đến với kho văn hay để tham khảo thêm nhiều bài văn hay nhé.