Đề bài: Phân tích và cảm nhận về bài thơ “Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật
Phạm Tiến Duật là một nhà thơ của cách mạng, của kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong những năm tháng kháng chiến sục sôi, nhà thơ là thành viên đã trưởng thành trong đội ngũ quân đội. Ông đã sớm thể hiện tài hoa của mình bằng những áng thơ hay về kháng chiến. Người ta gọi ông là nhà thơ chiến sỹ với những chùm thơ Nhớ em, Cô gái thanh niên xung phong…
Và một trong những tác phẩm thơ tiêu biểu nhất của ông là bài “Tiểu đội xe không kính”. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau phân tích và cảm nhận về bài thơ “Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
Thơ của Phạm Tiến Duật hấp dẫn không chỉ ở những câu từ, hình ảnh lãng mạng…mà nó còn hấp dẫn người đọc bởi sự sáng tạo, sự tự nhiên, với những âm điệu vui vẻ. Bài thơ “Tiểu đội xe không kính” là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ của ông. Nó thể hiện khí thế hiên ngang, bất chấp mọi gian khó, luôn luôn lạc quan yêu đời vui vẻ và quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của các chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
Mở đầu bài thơ là một sự bắt nhịp luôn vào một chủ đề, vô cùng giản dị, đó là một sự lý giải tại sao xe không có kính vô cùng tự nhiên.
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
Lý do rất đơn giản của chiếc xe không có kính là do bom đạn của chiến tranh, đã làm vỡ hết. Ngoài ra tác giả cũng đã khắc họa được hình ảnh một chiếc xe đã trải qua nhiều chiến trận, đã nhiều lần ra mặt trận.
“Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
Trong chiếc xe không kính ấy, một chiếc xe không có sự an toàn che chắn. Hình ảnh một người chiến sĩ đang ngồi lái một cách ung dung, nhìn mọi thứ xung quanh mình. Một tâm thế cực kỳ thoải mái, hiên ngang và đầy tự tin trong khi đó trận chiến có lẽ đang ở trước mắt họ.
Xem thêm>>> Phân tích và nói lên những cảm nhận về bài thơ Viếng Lăng Bác
Họ có thể ra đi bất cứ lúc nào vì bom đạn đã từng làm chiếc xe không có kính. Tác giả đã làm nổi bật phẩm chất đẹp đẽ của người chiến sĩ lái xe. Trước sự sống và cái chết, cái tư thế hiên ngang đó của anh chiến sỹ. Người đọc cảm thấy được anh là một người vô cùng quả cảm, khí phách, yêu đời.
“Ung dung” ở đầu câu thơ chính là một tư thế chủ động. Rồi sự chủ động đó còn là “nhìn đất” “nhìn trời” “nhìn thẳng”.
Nhìn đất tức là nhìn con đường gồ ghề mà chiếc xe đang đi. Nhìn lên trời là xem máy bay địch có ở phía trên hay không, nhìn thẳng là cứ thế mà tiến. Một phong thái “ung dung” bao quát mọi cái nhìn xung quanh, vẫn luôn có những cái cảnh giác nhưng khi đọc vào những câu thơ này người ta sẽ cảm thấy như là một yêu đời.
Ngắm quang cảnh của người chiến sĩ và không có chút gì là sợ sệt hay e ngại. Có lẽ người chiến sĩ lái xe Trường Sơn cũng đã hiểu, họ đang lao vào cuộc chiến này, có thể hi sinh bất cứ lúc nào. Nhưng họ hoàn toàn có thể “ung dung” hãnh diện về những gì họ đã làm được cho tổ quốc. Họ đang lái những chiếc xe không kính phục vụ cho mặt trận giải phóng.
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.”
Những gian nguy trên con đường Trường Sơn hiểm trở. Những người chiến sĩ lái xe đó đã tạo nên những cơn lốc bụi mù trời. Và những con gió lùa qua những chiếc xe không cửa kính làm cho mắt người chiến sĩ cay đến chảy nước mắt. Nhưng với ngòi bút của Phạm Tiến Duật thì những con gió đó như chỉ là “xoa mắt đắng” chẳng đáng là gì, chẳng đáng phải lo ngại.
Xem thêm>>> Phân tích và cảm nhận về bài thơ Ngắm Trăng của Hồ Chí Minh
Nó như là một sự thách thức, một sự bất chấp khí hậu khắc nghiệt của Trường Sơn. Con đường Trường Sơn chảy dài trước mặt chẳng khác nào đang “chạy thẳng vào tim”. Rồi trong màn đêm tối ánh sao trời. Với những cánh chim trên bầu trời như đang “ùa vào buồng lái”. Không có những ưu tư, không có những than thở mà thay vào đó là một cái cảm giác người chiến sĩ lái xe đang hòa quyện với thiên nhiên, yêu thiên nhiên.
Nỗi vất vả, gian nan được Phạm Tiến Duật miêu tả bằng những hình ảnh chân thực, giản dị nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc:
“Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điệu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.”
Hai đoạn thơ tả thực đến từng chi tiết, từng hình ảnh và thật, cả trong cách diễn tả. Câu thơ đậm chất văn xuôi, mộc mạc như lời nói thường ngày. Xe không kính, bụi phun tóc trắng như người già. Xe không kính,mưa tuôn mưa xối như ngoài trời. Điệp từ chưa cần, hình ảnh phì phèo châm điếu thuốc. Giọng cười ha ha sảng khoái… làm nổi bật chất bình dị mà ành hùng của những chiến sĩ lái xe trong chiến tranh.
Gian khổ tột cùng nhưng hào hùng cũng tột bậc. Đó là chất lạc quan thanh thản của một dân tộc, chất dũng cảm thuộc về bản chất con người Việt Nam. Các chiến sĩ lái xe chấp nhận tất cả với thái độ vui vẻ, phớt đời, pha chút ngang tàng, rất lính.
“Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”
Trong cái gian khổ của chiến tranh. Tình đồng đội, đồng chí đã trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết qua những cái bắt tay nhau thăm hỏi. Những thiếu thốn vật chất đã được những người lính chia sẻ với nhau trong những bữa ăn chẳng khác nào một gia đình đầm ấm thực thụ. Mọi khó khăn nguy hiểm đã bị đẩy lùi. Những chiếc xe không kính đã cùng nhau về đây tụ họp, rồi lại cùng nhau “lại đi, lại đi trời xanh thêm”. Những câu thơ thực sự giản gị, nhưng đó là những sự chân thành của những người lính.
Đoạn kết của bài thơ thật đẹp. Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn bay bổng hoà quyện với nhau:
“Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chi cần trong xe có một trái tim.”
Càng, gần thắng lợi, càng nhiều gian nan, đó là quy luật. Mức độ chiến tranh ác liệt in dấu rõ ràng trên những chiếc xe vận tải quân sự: không kính, không đèn, không mui, thùng xe đầy vết xước do bom đạn giặc. Nhưng xe vẫn chạy vào hướng miền Nam. Tiền tuyến lớn đang thôi thúc, vẫy gọi bởi trong xe có một trái tim nóng bỏng tình yêu và trách nhiệm công dân trước vận mệnh của đất nước, dân tộc.
Xem thêm>>> Phân tích và cảm nhận về bài thơ Ngắm Trăng của Hồ Chí Minh
Hình ảnh trái tim trong câu thơ cuối là một hoán dụ nghệ thuật rất có ý nghĩa, đã tôn vinh tầm vóc những người chiên sĩ lái xe anh hùng và nâng cao giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
Tinh thần dũng cảm, thái độ thanh thản, lạc quan của những chiến sĩ lái xe trong mưa bom, bão đạn quân thù. Xứng đáng tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng của tuổi trẻ Việt Nam, của dân tộc Việt Nam thời chống Mĩ.
Phân tích và cảm nhận về bài thơ “Tiểu đội xe không kính” chúng ta thấy được hình ảnh người chiến sỹ lái xe Trường Sơn thực sự dũng cảm, hiên ngang, yêu đời. Họ bất chấp những gian khổ, gian khó vì độc lập tự do của tổ quốc. Dù trong hoàn cảnh thế nào, phẩm chất người chiến sỹ đó vẫn toát lên một vẻ đẹp thiêng liêng, đáng quý.
Nhà thơ Phạm Tiến Duật thực sự là một nhà thơ Cách Mạng, những vần thơ của ông rất giản dị nhưng đầy sức sáng tạo, nhịp thơ tự do và phóng khoáng khiến cho người đọc như đang sống thực sự trong cái khung cảnh Trường Sơn với những chiếc “xe không kính” đó.
Xem thêm:
– Kinh nghiệm sống: Cách thể hiện lòng tốt trong xã hội hiện nay
– Bài học cuộc sống: Chiếc hộp tình yêu
– Lòng nhân ái trong giới trẻ hiện nay thể hiện như thế nào?