Phân tích tác phẩm truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao

Đề bài: Phân tích tác phẩm truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao

Nam Cao là một nhà văn lớn của Việt Nam. Những tác phẩm của ông đem lại những giá trị lớn cho kho tàng văn chương Việt Nam. Tác phẩm truyện ngắn “Đời thừa” mà ông viết vào năm 1943 là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách văn chương của ông.

Tác phẩm đã thể hiện rõ hình ảnh của những trí thức nghèo. Với những hoài bão lớn lao đã bị nhấn chìm bởi chính cái nghèo đeo bám. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau phân tích tác phẩm truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao.

Phân tích tác phẩm truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao
Phân tích tác phẩm truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao

Tác phẩm “Đời thừa” nói về cuộc sống của một nhà văn, một trí thức nghèo. Nhà văn đó là một người có trách nhiệm với ra đình. Yêu vợ thương con và là một con người trung thực. Anh luôn ấp ủ trong mình những hoài bão lớn. Và thực sự nghiêm túc về công việc văn chương của mình. Anh có mong muốn viết nên một tác phẩm để đời. Một tác phẩm có thể làm lu mờ những tác phẩm khác cùng thời, và tác phẩm đó sẽ đoạt giải Nobel.

Xem thêm>>> Phân tích và nói lên cảm nhận về bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu

Nhưng một cái thực tế thực sự phũ phàng. Cuộc sống này dường như đã nhấn chìm giấc mơ ấp ủ của anh. Một cảnh đời với bao buồn lo suy nghĩ về cuộc sống. Làm quần quật suốt ngày để kiếm tiền, nhưng vẫn không đủ tiền để nuôi gia đình. Không có tiền để chạy chữa cho đàn con lúc ốm đau bệnh tật.

Một hình ảnh người đàn ông, một người chồng, một người cha có lòng tự trọng rất cao. Nhân vật Hộ, được xây dựng nên thực sự là một người đàn ông mẫu mực trong cái xã hội đó. Anh rất khổ tâm trước cảnh cơ cực của gia đình, buồn rầu trước cảnh nhà túng thiếu. Và anh cũng thực sự buồn rầu khi vợ mình là Từ. Một người phụ nữ đau khổ với người tình cũ đã đến bên anh nhưng lại phải cùng anh chịu đựng sự cực khổ, vất vả lầm lũi.

Cuộc sống khổ cực, túng thiếu khiến cho Hộ không thể nào có thời gian viết lách văn chương một cách thanh thản. Và chính vì thế, Hộ viết nhanh, viết cẩu thả. Những tác phẩm văn của anh không được chỉnh chu, thậm chí là người ta đọc xong đã quên luôn.

Hộ cảm thấy xấu hổ với chính bản thân mình. Cảm thấy thực sự tủi nhục vì nghĩ đến những hoài bão lớn lao của mình trước đây.

Có thể nói rằng trong hoàn cảnh như vậy, những người như Từ chỉ biết chịu đựng, nhẫn nhục, và càng hiểu chồng, thương chồng. Nhưng dường như ở Hộ là một nhà văn. Hộ như đã càng thấy hoàn cảnh sống thật là nặng nề, như không có lối thoát, một bi kịch thật sự.

Xem thêm: Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương

Văn sĩ Hộ có lúc nói ra miệng là vợ con làm khổ mình, nhưng trong thâm tâm anh biết không phải như vậy. Có lẽ chẳng biết trách ai, anh tự trách mình, xỉ vả mình. Gặm nhấm một mình nỗi bất bình và đau khổ.

Nhân vật chính trong tác phẩm là nhà văn. Chính vì vậy cho nên, tác phẩm đã thông qua cuộc sống và nhất là suy nghĩ của nhân vật Nam Cao. Như cũng đã đề cặp trực tiếp đến một vấn đề mà ông thường xuyên quan tâm. Đó chính là vấn đề sáng tạo nghệ thuật, quan niệm và yêu cầu của ông về văn chương.

Hộ rất thiết tha với nghề văn. Sáng tạo văn chương là khát vọng, là lí tưởng của đời Hộ.

Lúc đầu, Hộ coi khinh những lo lắng tùn mùn về vật chất. Dồn hết tâm sức vun trồng cho cái tài mỗi ngày một thêm nảy nở. Hộ đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. Hộ biết đi vào nghề văn sẽ nghèo, sẽ khổ, nhưng Hộ chấp nhận. Và chính với văn chương cũng mang lại cho Hộ niềm vui không gì sánh được. Mỗi lần Hộ tâm sự với vợ nhân đọc được một đoạn văn hay cả.

Và để rồi khi Hộ đã phải viết cẩu thả cho nhanh những tác phẩm không ra sao để có thể có thêm tiền lo cho cuộc sống. Chính cái nghèo đói đã là Hộ trở thành một “kẻ đê tiện” trong văn chương. Và đây cũng chính là quan niệm của nhà văn Nam Cao gửi gắm vào đó.

Người đọc như cũng đã chắc chắn đó cũng là mong ước. Là yêu cầu của Nam Cao về một tác phẩm hay, về văn chương. Văn chương đối với Hộ hay chính là nhà văn Nam Cao không chỉ là nghề mà còn là nghiệp. Một sự ràng buộc, một nhu cầu nội tại văn chương. Và cả về phương diện sáng tác cũng như thưởng thức. Là nỗi đau mà cũng là niềm vui, là hạnh phúc, tự nguyện của từng người.

Văn chương dường như đã được xem là lĩnh vực của tài năng, của sự liên tài. Ta như đã có thể thấy tác dụng cao quý của văn chương là nhân đạo hóa xã hội và cuộc sống ngày nay. Làm cho con người cảm thông với nhau, gần gũi nhau.

Nhà văn Nam Cao dường như cũng đã phê phán nghiêm khắc bệnh cẩu thả trong văn chương. Xem những người viết văn cẩu thả là những tên bất lương. Ông viết: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”.

Nam Cao cũng đã khẳng định quyết liệt và rất rõ ràng viết văn. Làm nghệ thuật là tìm tòi phát hiện, sáng tạo, và đặc biệt là phải không ngừng mang đến cho người đọc một cái gì lạ. Và đó chính là một cái gì mới, một cái gì độc đáo, mà điều này thì chỉ có tài năng và công phu mới làm được.

Nam Cao viết rằng “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu. Biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”!

Có thể nói rang đó là quan niệm rất chính xác, một yêu cầu rất cao về văn chương. Là nhà văn là nhà nghệ sĩ tất nhiên phải biết “hành nghề” thì tất nhiên phải am hiểu về kĩ thuật.  Phải “khéo tay” ở một mức độ nhất định, nhất là trong một số ngành nghệ thuật nào đó. Chẳng hạn như điêu khắc, biểu diễn âm nhạc rồi,… Nhưng dường như đối với các nhà văn, nghệ sĩ, về bản chất hoạt động mà nói.

Xem thêm: Phân tích hình ảnh nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao

Không phải là người thợ, cho dù là thợ khéo tay, làm theo những kiểu mẫu có sẵn. Làm theo “đơn đặt hàng” của người khác. Văn chương nghệ thuật là hoạt động tinh thần, là “Thôi thúc bên trong”.  Dường như đó chính là tình cảm, tư tưởng không nén nổi của người nghệ sĩ cất lên thành lời, thành nhạc, thành tranh…

Có lẽ đó chỉ có thứ văn chương “gan ruột”. Không viết ra không được đó mới rung động được tâm hồn người khác, mới có giá trị.

Hơn nữa, đặc biệt và quan trọng hơn thì trong lĩnh vực văn chương. Chỉ có thật, chân thành, chưa đủ, mà còn phải sâu sắc, phải mới, “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Nếu như mà không sâu sắc, không phát hiện và tạo được cái mới, và không có được một cách nhìn mới. Và lại không tiếng nói mới, thì cũng không thể nào có được một chỗ đứng thật sự trong thế giới nghệ thuật.

Nam Cao như trong lúc này cũng đã cảm nhận sâu xa ý nghĩa và bi kịch của cuộc đời trong những cái tư tưởng chừng nhỏ nhặt, vô nghĩa hằng ngày ở xung quanh.

Dường như những cảnh bực bội, thương tâm trong gia đình mà Hộ và Từ đã trải qua. Lòng tự tin đến ngông nghênh và sự chán chường. Những ý nghĩ cao quý và lại quá tầm thường luôn giằng xé tâm trí Hộ trong khi cầm bút. Dường như cũng là chuyện thường tình, không có gì đáng nói. Nhưng qua tài năng và tâm hồn của Nam Cao đã trở thành nỗi đau, bi kịch của con người, của cuộc sống. Nỗi đau và bi kịch của con người thừa, của đời thừa.

Xem thêm: Cảm nhận về bài Chiều tối của Hồ Chí Minh lớp 11

Tác phẩm nào của Nam Cao luôn luôn đã khiến cho mọi người ta chú ý hơn. Nhìn sâu hơn vài cái bình thường, cái hằng ngày ở xung quanh và ở chính mình. Và phải như sống có ý thức hơn, nhân ái hơn. Kéo con người ra khỏi tình trạng nhỏ nhen, lố bịch, độc ác. Và đã lại tự bằng lòng một cách vô lối, tức là làm cho người ta “bất an” như là một nhà văn có tên tuổi đã nói về chức năng của văn chương vậy.

Tác phẩm “Đời thừa” sau khi đọc xong, người đọc cảm thấy nó có một kết cấu rất tự nhiên. Một câu truyện ngắn không có cốt truyện và những sự việc hầu như diễn ra hầu như không có gì.

Nam Cao đã miêu tả về quá khứ bất hạnh của Từ. Nói về quá trình gặp gỡ nên duyên vợ chồng giữa Hộ và Từ. Miêu tả về cuộc gặp gỡ với bạn làng văn của Hộ. Nhưng xoáy sâu vào câu truyện đó chính là viết nên nỗi khổ tâm của một nhà văn nghèo đó là Hộ.

Chính vì cuộc sống nghèo khổ mà đã không thể thực hiện được những nguyện vọng lớn lao của cuộc đời mình. Hộ đã không thể hoàn thành nổi một tác phẩm văn chương nào thực sự có giá trị.

Lẽ ra với một nhà văn yêu nghề, tâm huyết như Hộ. Mọi nỗ lực đều sẽ hướng tới việc viết văn, dành hết tâm huyết cho nghề viết văn. Thế nhưng cảnh đời cơ cực, một người chồng, một người cha bắt buộc phải lo lắng cho miếng cơm manh áo gia đình.

Nhưng trong cái xã hội đó, việc nuôi sống cả gia đình với một người nghèo khó lại càng khó. Tất tưởi vì cuộc sống mưu sinh, luôn luôn bị cái cảnh nghèo quấy rầy, sự túng quẫn. Một trí thức cũng chính vì thế mà trở nên thô bỉ hèn kém, những mộng tưởng và những khát khao dần cũng lụi tàn.

Người đọc có thể nhân thấy tâm trạng của Hộ bị giằng xé một bên là khát khao sáng tạo. Vươn tới những đỉnh cao trong văn chương và bên kia là những đòi hỏi thực dụng, cấp bách của cuộc sống gia đình. Đó là sự vất vả và cả những thiếu thốn hàng ngày.

Có thể thấy đặc sắc và chiều sâu của tác phẩm là ở sự giằng xé trong tâm trạng của Hộ. Và còn nằm ở chất lượng những suy nghĩ của nhân vật chính phát ngôn cho tác giả về cuộc đời, về sáng tạo văn chương.

Xem thêm: Phân tích hình ảnh nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao

Những sự mới mẻ, những chiều sâu về suy nghĩ. Với cách tạo hình nhân vật, sự đơn giản trong lối văn chương đã khiến cho tác phẩm “Đời thừa” của Nam Cao diễn ra một cách rất tự nhiên. Tạo ra một sức hút đối với người đọc. Khi đọc “Đời thừa” của Nam Cao dường như người đọc sẽ có những cảm nhận vô cùng sâu sắc về những số phận nghèo khổ của tri thức trong xã hội xưa. Và những cảm thông sâu sắc về những số phận này.

Tải về máy:

Download “Phân tích tác phẩm truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao”

atmOK – Downloaded 430 times –

Xem thêm:
– Phân tích tình yêu thiên nhiên và tâm trạng của Hàn Mặc Tử qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
– Cảm nhận về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
– Vì sao đêm đêm chị em Liên cố thức đợi tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam