Dàn bài và bài văn mẫu: Thuyết minh về chiếc kính đeo mắt
Dàn bài: Thuyết minh về chiếc kính đeo mắt
I. Mở bài:
II. Thân bài:
Cấu tạo của chiếc kính gồm hai phần: gọng kính và mắt kính. Gọng kính có thể làm bằng chất dẻo hoặc kim loại quý. Mắt kính được làm bằng nhựa hoặc thủy tinh trong suốt (tròng nhựa, tròng kính).* Phân loại:
– Kính có nhiều loại: kính râm (kính mát), kính trắng không số, kính cận, kính viễn, kính loạn thị, kính lão…* Cách bảo quản:
Khi dùng xong, nhớ lau chùi kính sạch sẽ rồi cho vào bao kính hoặc để trên mặt bàn, trong ngăn tủ, ngăn bàn, tránh các vật nặng đè vỡ hoặc làm trầy xước.Ngày nay, ở Viện mắt Trung ương và các thành phố lớn đã chữa được những bệnh về mắt bằng tia la-de, làm cho mắt nhiều người sáng lại bình thường.
III. Kết bài:
Bài văn mẫu: Thuyết minh về chiếc kính đeo mắt
Trong cuộc sống thường ngày có rất nhiều thứ tuy nhỏ bé nhưng lại có công dụng rất tốt. Một cây kim sợi chỉ có thể may được bộ quần áo, một cây gậy nhỏ có thể giúp người già đi lại vững vàng,.. Chiếc kính đeo mắt của chúng ta cũng là một vật dụng như thế, tuy nhỏ bé nhưng lại rất hữu dụng.
Cho tới ngày nay vẫn không ai biết một cách chắc chắn chiếc mắt kính đã xuất hiện khi nào và tên của người làm ra cặp kính đầu tiên là ai. Nhưng qua nhiều tài liệu người ta cho rằng kính mắt đã xuất hiện từ trước công nguyên ở Trung Quốc, sau đó những khách đến du lịch đã mang mắt kính về Châu Âu.
Hình dạng chiếc kính đầu tiên được phát hiện trong di chỉ khảo cổ ở Nineveh – Iraq với niên đại vào năm 1002, là một thấu kính hình bầu dục bằng đá thạch anh, qua đó có thể thấy rằng người Babilon và người châu Á cổ đại đã phát hiện được một loại đá quý có tác dụng phóng đại hình ảnh để làm kính. Và cứ như thế cho đến nay trải qua nhiều lần sáng tạo thì những chiếc mắt kính đã trở thành vật bất ly thân với nhiều người.
Về cấu tạo thì chiếc kính mắt chia thành hai phần đó là: phần gọng kính và phần mắt kính. Hiện nay trên thị trường thì có rất nhiều loại gọng màu sắc phong phú, vì thế chúng ta có thể dễ dàng lựa chọn màu mà mình yêu thích. Phần gọng kính giống như một bộ xương nâng đỡ toàn bộ mắt kính và để đeo được lên mắt của chúng ta. Chiếc gọng kính gồm hai cái được thiết kế dưới dạng cái móc để có thể gài vào tai mà không bị rơi.
Hai mắt kính được thiết kế theo dạng tròn hoặc là vuông nhỏ và vuông to. Những mắt kính gương to thường được gọi bằng cái tên thông dụng là mắt kính Nô-bi-ta rất đáng yêu và dễ thương. Ở giữa hai mắt kính ấy chính là phần đệm như hai giọt nước nhỏ để đệm lên mũi tránh cho gọng kính va vào mũi gây đau.
Về phân loại mắt kính thì chúng ta phân thành ba bốn loại kính chính đó là: kính râm, kính thời trang, kính cận và kính viễn. Trong bốn loại kính ấy lại phân ra nhiều loại kính khác nhau nữa. Kính râm thường có màu đen hay màu đỏ hồng, kính thời trang thì gồm nhiều loại kính với nhiều hình dáng khác nhau ví dụ như là kính mắt hình tròn, hình vuông lớn và nhỏ, hình ngôi sao, hình trái tim…Kính cận dành cho những người bị cận thị còn kính viễn dành cho những người già bị viễn thị. Chính vì tác dụng đó mà hai loại kính này còn được gọi là kính thuốc. Hai loại kính này được sáng tạo theo nguyên lý của kính hội tụ và kính phân kì. Tùy vào độ cận viễn khác nhau mà người ta có thể thiết kế những kính dày hay mỏng.
Về công dụng thì nó có nó được chia ra làm ba loại kính khác nhau: Thứ nhất là kính râm thì chúng có công dụng che ánh nắng, bụi bẩn, gió khi đi xe. Nó bảo vệ mắt khỏi những ánh sáng quá lớn và những bụi bẩn trên đường. Chính vì thế mà khi đi xa hay tham gia giao thông chúng ta thường đeo kính râm. Thứ hai là kính thời trang thì nó có công dụng giống như cái tên của nó. Mang lại vẻ sành điệu hoặc trẻ trung xì teen cho con người. Không những thế những loại kính thời trang sẽ giúp cho bạn trở nên tri thức hơn. Thứ ba là kính cận và kính viễn thì hai loại kính này ngày nay cũng được thiết kế hợp thời trang với từng lứa tuổi giúp cho những người có tật ở mắt có thể nhìn hình ảnh một cách rõ nét hơn.
Tuy nhiên kính mắt cũng đem lại những “di chứng” khó chữa đó là khi đeo nhiều sẽ khiến cho sống mũi bị lõm xuống vì phải đỡ kính cho nên khi bỏ kính ra nhìn sẽ rất xấu. Riêng kính cận thì sẽ gây dại mắt khi không đeo kính.
Chiếc mắt kính thì có nhiều loại nên chúng cũng có nhiều mức giá khác nhau, từ vài chục cho đến vài trăm nghìn, có chiếc đến vài triệu đồng. Tùy theo chất liệu chế tác mà giá của chiếc mắc kính sẽ cao hay thấp. Khi dùng xong, nhớ lau chùi kính sạch sẽ rồi cho vào bao kính hoặc để trên mặt bàn, tránh làm rơi hoặc để các đồ vật khác đụng vào sẽ làm trầy xước mắt kính.
Ngày nay, ở Viện mắt Trung ương và các thành phố lớn đã chữa được những bệnh về mắt bằng tia la-de, làm cho mắt nhiều người sáng lại bình thường mà không phải đeo kính, tuy nhiên giá thành của nó khá cao. Do đó mà kính thuốc vẫn còn phổ biến với nhiều người.
Chiếc kính đeo mắt là một vật dụng hết sức nhỏ bé, nhưng lại có biết bao nhiêu là tiện ích, từ một vật che gió, che nắng đến thời trang làm đẹp và rất có ích. Nó giúp chúng ta nhìn sự vật rõ ràng, chính xác, tạo điều kiện để mọi người học tập và lao động tốt hơn.