Đề bài: Phân tích tâm trạng của thúy kiều trong đoạn trích “Trao duyên” trong truyện Kiều

Đề bài: Phân tích tâm trạng của thúy kiều trong đoạn trích “Trao duyên” trong truyện Kiều:

Cậy em, em có chịu lời…

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây.

Bài làm:

Truyện Kiều” là thiên truyện nói về nỗi đau của con người trong một chế độ đầy rẫy bất công. “Truyện Kiều” là bức tranh diễn tả tâm trạng của con người – nói rõ hơn và cụ thể hơn, của nàng Kiều trong chế độ ấy. “Trao duyên” là đoạn u thảm khốc và lâm ly nhất trong thiên truyện bằng thơ này. Mười lăm năm lưu lạc Kiều có biết bao nhiêu là nỗi đau: phải bán mình chuộc cha, phải quằn quại trong nhơ nhuốc lầu xanh, bị Hoạn thư đánh ghen, mất Từ Hải, bị ép lấy Thổ Quan… “Trao duyên” là nỗi đau đớn và nỗi mở đầu. Mối duyên tình say đắm, mối tình đầu đẹp đẽ và thơ mộng, lời “hẹn ngọc thề vàng” với Kim Trọng diễn ra chưa bao lâu , nay với quyết định “bán mình chuộc cha”; Kiều đã tự “sám hối” cho tình duyên của mình. Nàng đơn lẻ đau khổ giữa đêm khuya, tự khóc than cho phận bạc của mình, phải đấu tranh trao cái tình duyên cho e là Thúy Vân.

Cuộc Trao duyên này có ai ép buộc không? Hoàn toàn không? Cuộc “trao duyên” hoàn toàn do Kiều tự nguyện. Thế thì làm sao Kiều phải day dứt, đau khổ nhất là khi nàng đã dứt khoát chọn chữ hiếu và hy sinh cho tình yêu? Cái thật trong miêu tả tâm lý nàng Kiều thông qua bộc lộ tâm trạng của Nguyễn Du là ở chỗ ấy. Thúy Kiều đáng thương, đáng trân trọng cũng là chỗ ấy.

Chúng ta biết rằng: Thúy Kiều là một người con gái đa tài, đa sắc, đa tình, đa cảm. Tài sắc của Kiều, đức hạnh của Kiều, hoàn cảnh sống của Kiều trong một gia đình “thường thường bậc trung” trong xã hội phong kiến có thể cho phép nàng sống một cuộc sống hạnh phúc, một cuộc sống cho mình và cho tình yêu của mình. Nhưng vốn là một người con gái đức hạnh, nàng không thể làm ngơ trước tai biến gia đình. Nàng đã quyết định hy sinh tình yêu để “bán mình chuộc cha”. Hành động ấy là một sự hy sinh hết sức to lớn, nàng đã dứt khoát và không còn băn khoăn nữa, một khi nàng đã hiểu:

“Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”.

Và khi định “Trao duyên” cho e là Thúy Vân, nàng đã nghĩ đến em:

“Ngày xuân em hãy còn dai”.

Trong cảnh đêm khuya, giữa ngày xuân, một mình nàng khóc lóc, ủ ê, sầu tủi “Áo đầm giọt tủi tóc se máu sầu”, một mình nàng đối diện với chính mình. Kiều đã nghĩ đến Kim Trọng., thương cho Kim Trọng hơn là thương cho mình. Nàng thương cho Kim Trọng bị “dở dang” trước “công trình kể xiết mấy mươi”. Nàng mặc cảm thấy mình có lỗi với Kim Trọng: “Vì ta khẳng khít cho người dở dang”. Cái tình, cái nghĩa với Kim Trọng là thế và nàng nghĩ dù có chết cũng không thể nào quên được:

“Nát thân bồ liễu đến nghì truc mai”.

Và sau một sự giằng xé đến đau đơn, sau những băn khoăn đến khắc khoải, Kiều đã quyết định “Trao duyên” cho em gái trong tâm trạng ngập ngừng khó nói “thẹn thùng”. Nàng “thẹn thùng”, khó nói vì nói ra là vĩnh viễn tự mình “đánh mất” tình yêu của mình, cái tình sâu nặng là thế, và còn vì một lẽ nữa. Kiều sợ em mình không nhận. Chính vì thế, trao cho người khác. Dù là em gái, cái duyên, cái quý nhất của một người con gái mà nàng phải lo ngại, phải nhờ cậy, phải quỳ lụy, phải khúm núm, phải van lơn:

“Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”.

Trong nỗi đau đớn đến tội nghiệp ấy, Kiều đã phải tỉnh táo để phân bày cùng em, kể lể cùng em về mối tình của miinhf với Kim Trọng.

“Kể từ khi gặp chàng

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề”.

Giải bày sự tình để cho em hiều lòng mình mà nhận lời. Giải bày sự tình cũng là để gửi gắm tình yêu, tình thương của mình với Kim Trọng. Nói rồi trao ngay kỷ vật, trao ngay cái tình và cái “trách nhiệm” cho em. Chân tình là thế, sâu nặng là thế thì aii mà có thể từ chối được:

“Chị dù thịt nát xương mồn,

Ngậm Cười chín suối cũng còn thơm lây

Chiếc thoa với bức tờ mây

Duyên này thì giữ vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng

Xót người đầu bạc mệnh ắt lòng chẳng quên!”

Trao kỉ vật và “Trao duyên” thì dứt khoát rồi mà sao ta vẫn thấy Kiều còn nuối tiếc, còn muốn chút “thơm lây”, vẫn còn “dù có chết” hồn vẫn quanh quất nơi đây trong từng lá cây, ngọn cỏ. Nguyễn Du thật tài tình khi thể hiện tâm trạng của Nàng Kiều trong cuộc “Trao duyên” này. Miêu tả tâm trạng Thúy Kiều như thế, chứng tỏ nhà thơ, hiểu tâm lý nhân vật của mình lắm và cũng là đồng cảm, thương yêu nhân vật của mình lắm.

Thổ lộ được tâm trạng của mình với em rồi, trao gởi tình yêu của mình cho em rồi, cam chịu phận bạc của mình rồi, lẽ ra Thúy Kiều có thể nhẹ bớt ưu tư, có thể yên tâm mà đi xa biền biệt vào nơi vô định được. Trái lại, quên đi có em ở trước mặt, nàng đã khóc thét lên, khóc để thực sự “sám hối” cho tình yêu của mình. Lời than khóc của Kiều thật là đau đớn tột cùng, thật là thảm thiết:

“Trăm nghìn gửi lại tình quân,

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.

Phận sao, phận bạc như vôi?

Đã dành nước chảy hao trôi lỡ làng.

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!

Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây!”.

Hẳn là, khi nghe Kiều than khóc như vậy. Thúy Vân càng thương chị hơn, càng thấy cái “được” của mình là vì chị nữa. Vân cầng hiểu rằng chị Kiều đã chịu “riêng oan một mình”, đã hi sinh tình yêu của mình. Tiếng kêu thét cho tình yêu ấy, dù là tuyệt vọng cũng như vang đến tận tai Kim Trọng đang ở quê xa và có thể còn hơn thế, nỗi đau “trao duyên” của Thúy Kiều như là một nốt sầu thảm trong cung đàn “bạc mệnh” vang đến, động đến cõi lòng và tiềm thức đầy trắc ẩn của người thời ấy và của chúng ta sau hơn hai trăm năm đã qua.

Tải về máy>>>

Download “Phân tích tâm trạng của thúy kiều trong đoạn trích "Trao duyên"”

wftSW – Downloaded 660 times –

Xem thêm bài viết liên quan tại đây