Cảm nhận về nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu

Đề bài: Anh, chị hãy nêu cảm nhận về nhân vật Tnú trong truyền ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.

Bài Làm:

Truyện ngắn “Rừng xà nu” được tác giả Nguyễn Trung Thành viết vào mùa hè năm 1965 khi Đế Quốc Mỹ bắt đầu ồ ạt chuyển quân vào miền Nam nước ta. Tác phẩm kể về cuộc đấu tranh chống Mỹ của người dân tộc Stra ở vùng đất Tây Nguyên huyền thoại. Trong đó nổi bật nhất phải kể đến nhân vật Tnú được ví như Đăm San và Xinh Nhã trong thời kỳ mở đất mở nước.

Nhân vật Tnú được xem như biểu trưng cho sức sống mãnh liệt và trường tồn của người dân tộc Tây Nguyên. Tnú mồ côi cha mẹ từ nhỏ để nhận xét về Tnú cụ Mết người trưởng làng đã nói: “Nó là người Stra mình. Cha mẹ nó chết sớm, làng Xô Man này nuôi nó. Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch trong như nước suối làng ta”. Chỉ vài câu giới thiệu của cụ Mết mà đã thấy được số phận bất hạnh của Tnú. Tuy bất hạnh từ lúc sinh ra nhưng tâm hồn anh rất trong sáng vì tiếp nhận mạch nguồn của dòng suối quê hương yêu thương. Tnú lớn lên trong tình yêu thương của buôn làng và sự chở che của rừng núi. Anh lớn lên và trở thành người con anh hung của làng Xô Man. Tính chất sử thi được thể hiện rõ nhất ở chỗ cuộc đời anh gắn bó mật thiết với cộng đồng.

Ngay từ lúc nhỏ anh đã biết vào rừng nuôi cán bộ dù biết rằng bà Nhan, anh Xút đã bị sát hại để cảnh cáo khi đi liên lạc cho bồ đội. Anh thường xé rừng mà đi, lựa thác mạnh mà vượt dù biết nguy hiểm cho tính mạng. Khi bị giặc bắt tra khảo anh đã quyết không khai ra bồ đội ở đâu. Anh đã dũng cảm chỉ tay vào bụng mình nói rằng “Cộng sản ở đây”. Ghê gớm nhất là khi giặc đốt mười đầu ngón tay của Tnú nhưng anh vẫn cắn răng không kêu van. Và hành động cuối cùng xông ra cứu vợ con với hai bàn tay trắng băng phần nào đã thể hiện được sự gai góc bất chất trước cái chết của Tnú.

Không có gì đau đớn hơn khi chứng kiến người vợ hiền thục và đứa con bụ bẫm bị giặc giết hại dã man. Nhưng vì đã đi theo cách mạng muốn trọn tình nghĩa với đất nước mà Tnú đã hy sinh hạnh phúc riêng của bản thân mình vì đất nước. Anh đã biết nén đau thương thành hành động đứng lên chiến đấu dành độc lập tự do cho dân tộc.

XEM THÊM >>> Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Rừng xà nu

Khi đối diện với quân giặc và lũ cướp nước phẩm chất của Tnú lại được thể hiện hiên ngang và bất khuất hơn. Lần thứ nhất khi bị giặc bắt, giam cầm, tra khảo suốt ba năm. Tnú vẫn không khai và vẫn giữ vững được trọn phẩm chất cách mạng. Rồi sau đó anh vượt ngục trở về nhà. Vừa về làng anh lại tham gia vào đội du kích tự nguyện đi bộ ba ngày lên núi gùi đá mài, gươm giáo, chiến đấu bảo vệ xóm làng. Trong tâm trí anh luôn cháy bỏng ngọn lửa cách mạng, quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Lần thứ hai khi nhìn thấy vợ con bị bắt, anh đã xông ra một mình đối mặt với bọn ác ôn, dã thú đối mặt với cái chết. Nhưng anh không lo sợ, dù 10 đầu ngón tay bị đót cháy rực lửa. Anh đã biến nỗi đau thể xác thành lòng căm thù để nung đỏ trái tim anh thành lửa cách mạng chiến đấu với kẻ thù.

Nhắc đến Tnu người ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh bàn tay. Nguyễn Trung Thành đã tập trung khắc họa hình ảnh bàn tay Tnú rất thành công. Đó là bàn tay đã từng lấy đá tự đập vào đầu khi không học được chữ. Đó là bàn tay đã dắt Mai đi làm nương làm dẫu. Bàn tay đầy thương tích sau khi vượt ngục. Bàn tay đã nắm lấy tay Mai xây dựng hạnh phúc. Vòng tay chắc nịch của Tnú như hai cánh lim chắc nịch ôm chặt lấy vợ con trong lần cuối. Bàn tay như ngọn đuốc sống khi bị giặc tra tấn., Và cũng chính bàn tay đó đã giết chết thằng chỉ huy đồn giặc trả thù cho vợ con.

Tnú là hiện thân cho tinh thần bất khuất ý chí quật cường của người dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Đế Quốc Mỹ. Dù khó khăn, gian khổ, dù bị đe dọa đến tính mạng nhưng đồng bào vẫn một lòng một dạ theo cách mạng theo Đảng và theo bác Hồ chờ đến ngày mai tươi sáng hơn.

Miêu tả nhân vật Tnú, tác giả Nguyễn Trung thành đã sử dụng ngòi bút vừa tả thực với các phép so sánh, ẩn dụ lột tả được ý chí mạnh mẽ, quật cường của người anh hùng dân tộc đậm chất sử thi. Tnú là sự tích hợp từu vẻ đẹp hình thức cho đến vẻ đẹp tâm hồn khi anh là biểu trưng lẽ sống của dân làng Xô Man nói riêng và người dân Tây Nguyên nói chung.

Tải về máy>>>

Download “Cảm nhận về nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu”

dexgZ – Downloaded 831 times –

XEM THÊM >>> Phân tích bài văn Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành