Đề bài: Phân tích hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ qua hồi thứ mười bốn tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”.
“Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi về cửa Bắc
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng.”
(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? – Chế Lan Viên)
Hơn bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Dân tộc Việt Nam ta đã trải qua bao nhiêu đau thương và mất mát. Truyền thống yêu nước, truyền thống anh hùng dân tộc cũng liên tục tạo nên và phát huy từ ấy. Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô Gia văn phái là một bức tranh hiện thực rộng lớn. Và về xã hội gần ba mươi năm cuối thế kỉ XVII và vài năm đầu thế kỉ XIX.
Trong đó, hiện lên cuộc sống thối nát của vua quan thời Lê – Trịnh và quá trình phát triển triều Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của anh hùng áo vải Quang Trung. Đặc biệt với hồi thứ mười bốn của tác phẩm, hình tượng anh hùng Quang Trung hiện lên thật cao đẹp với khí phách hào hùng, trí tuệ sáng suốt và tài thao lược hơn người.
Xem thêm>>> Phân tích cảnh ra khơi ở khổ thơ đầu bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận
Trước hết, Quang Trung là một người có hành động mạnh mẽ quyết đoán. Từ đầu đến cuối đoạn trích, Quang Trung – Nguyễn Huệ luôn luôn là một người có hành động mạnh mẽ, nhanh gọn và quyết đoán.
Khi nghe thấy tin giặc chiếm Thăng Long, mất cả một vùng đất đai rộng lớn nhưng ông không hề nao núng mà “giận lắm”, “định thân chinh cầm quân đi ngay”. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông đã làm được rất nhiều việc:. Họp các tướng sĩ, lên ngôi hoàng đế, đốc thúc đại binh cả thủy lẫn bộ tiến quân ra Bắc, tuyển mộ thêm binh lính. Mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, vạch ra kế hoạch đánh giặc, đối phó với nhà Thanh.
Quang Trung còn là một vị hoàng đế có trí tuệ nhạy bén, sáng suốt và có tinh thần quyết chiến quyết thắng. Điều đó thể hiện qua sự sáng suốt khi lên ngôi, trong tình thế khẩn cấp “ngàn cân treo sợi tóc”, Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi hoàng đế để rồi lập tức tiến quân ra Bắc.
Đây là một quyết định làm cho cương vị được rõ ràng, danh chính ngôn thuận. Tránh được sự nghi ngờ hai lòng của binh sĩ, đồng thời giữ yên kẻ phản trắc, thống nhất nội bộ, hội tụ anh hùng, thu phục lòng dân.
Ngoài ra, ông đã sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc. Trong lời dụ tướng sĩ ở Nghệ An, Quang Trung đã nêu bật được sự phi nghĩa của quân giặc và dã tâm xâm lược của chúng muốn biến nước ta thành quận, huyện. Ông khẳng định tội ác, hành động trái với đạo trời ấy ắt sẽ nhận thất bại.
Xem thêm>>> Phân tích tác phẩm “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu
Lời dụ của Quang Trung với các tướng sĩ đã nêu lên tính chất chính nghĩa và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Nêu gương các vị anh hùng trong lịch sử, ông đã kêu gọi quân lính hãy noi gương họ, “đồng tâm hiệp lực xây nên nghiệp lớn”. Lời dụ như một lời hịch ngắn gọn, kích thích lòng yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc. Qua đó cũng thể hiện sự nhạy bén của Quang Trung trong việc thu phục nhân dân.
Ông còn sáng suốt trong việc xét đoán dùng người, điều này thể hiện ở tam điệp khi Sở, Lân mang gươm ra chịu tội. Ngay lập tức Quang Trung hiểu rằng việc bỏ trống kinh thành Thăng Long khiến cho quân Thanh kiêu căng, tự mãn. Còn quân ta tránh được mũi nhọn của kẻ thù, chia ra các nơi hiểm yếu “chính là kế sách Ngô Thì Nhậm”.
Lời đánh giá rất cao về tài năng, kế sách đúng đắn của Ngô Thì Nhậm trong việc rút quân của Sở và Lân đã thể hiện bản lĩnh nhạy bén của những người hữu dung, vô mưu có sức mạnh mà không có trí tuệ. Từ đó, ông đã khen chê đúng người, đúng tội, đúng việc.
Trên đường tiến quân ra Bắc, Quang Trung đã thể hiện rất rõ tư tưởng quyết chiến quyết thắng. Ngay khi nhận được tin cấp báo, ông đã chủ trường đánh luôn đánh ngay và khẳng định giành thắng lợi trong thời gian ngắn.
Xem thêm>>> Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trong bài thơ “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu
Không chỉ là người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán, có trí tuệ nhạy bén sáng suốt. Có tinh thần quyết chiến quyết thắng mà Quang Trung – Nguyễn Huệ còn tỏ rõ là một vị hoàng đế có tài nhìn xa trông rộng. Giặc đang chiếm gần hết Bắc Kì mà Quang Trung vẫn quả quyết tự tin:.
“Chẳng qua mười ngày là có thể đuổi nhà Thanh, chưa đánh mà đã biết kết quả quân ta sẽ giành thắng lợi, “hẹn đến ngày mồng 7 năm mới” sẽ ăn mừng ở thăng long nhưng quan trọng hơn. Ông đã nhìn ra được bản chất của kẻ thù, lấy làm thẹn mà âm mưu báo thù nên ông đã tính sẵn kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng để có thời gian xây dựng đất nước.
Đặc biệt, Quang Trung còn là bậc kì tài về quân sự và dụng binh như thần. Trước khi tiến quân ra Bắc, ông đã mở tiệc khao quân trước và hứa với tướng sĩ mùng 7 Tết sẽ ăn mừng ở Thăng Long. Đây không phải là một lời hứa xuông, là một lời nói đơn thuần động viên binh sĩ mà là lời tiên đoán thần kì dựa trên sự tính toán tài tình vơi phương lược có sẵn của người anh hùng áo vải Quang Trung.
Xem thêm>>> Phân tích bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương” của Huy Cận.
Trước thời cơ giặc đang mải mê ăn Tết, Quang Trung đã mở cuộc chiến dịch phản công thần tốc có một không hai trong lịch sử. Chỉ trong vòng mấy ngày, quân Tây Sơn di chuyển với tốc độ đáng kinh ngạc và giành thắng lợi vang dội liên tiếp:
Đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi bị hạ, tướng giặc Sầm Nghi Đống treo cổ tự vẫn, tổng đốc Tôn Sĩ Nghị cùng vua quan nhà Lê bỏ chạy thoát thân. Quân giặc hoảng loạn giẫm đạp lên nhau mà chết làm tắc nghẽn cả sống Nhị Hà. Tất cả những điều đó đã cho ta thấy khả năng kiệt suất trong chỉ đạo quân sự của Quang Trung.
Trong từng trận đánh, Quang Trung cũng thể hiện tài điều binh khiển tướng của mình. Ông đã sử dụng rất linh hoạt các binh pháp đánh quân thù: khi thì trống dong cờ mở, bắc loa chuyền lệnh làm áp đảo tinh thần quân giặc ở trận Hà Hồi, khi thì bện rơm ghép ván, trộn bùn tránh lửa, dùng kế “gậy ông đập lưng ông” để diệt địch ở đồn Ngọc Hồi.
Cách đánh của Quang Trung còn có sự kết hợp nhuần nhuyễn của nhiều cánh quân và luôn giữ được thế bất ngờ chủ động khiến cho ông vừa tuyển quân, vừa tiến đánh mà vẫn đảm bảo tuyệt đối. Hành quân xa liên tục nhưng binh lính vẫn rất chỉnh tề, xông trận với khi thế hừng hực.
Xem thêm>>> Phân tích nhân vật bé thu trong tác phẩm Chiếc lược ngà
Ông vừa cho tấn công bắc thành, vừa đồng thời chất quân chặn sẵn các ngõ rút của địch. Khiến quân giặc hồn siêu phách lạc và không thể chống cự. Nếu không có tài cầm quân thì làm sao Quang Trung có thể làm được điều ấy. Có thể nói đây là một thiên tài quân sự trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. Là linh hồn của cuộc đại thắng quân Thanh mùa xuân năm Kỉ Dậu 1789.
Bên cạnh đó, Quang Trung còn được coi là một vị anh hùng dân tộc có khí phách hiên ngang mãnh liệt. Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ không về run sợ mà thân chinh cầm quân ra trận. Ông thực sự là một vị tổng chỉ huy, vừa hoạch định chiến lược, vừa trực tiếp bài binh bố trận, vừa tự mình thống lĩnh vực một mũi tiến công chủ đạo, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha nơi trận tuyến.
Dưới sự chỉ đạo tài tình của ông, những người nông dân áo vải đã đánh trận đầy khí thế với tinh thần áp đảo quân thù khiến quân giặc khiếp vía tưởng như “tướng ở trên trời xuống, quân chui từ dưới đất lên”. Giữa cảnh khói tỏa mù trời, cách gang tốc không trông thấy gì thì nổi bật hình ảnh vị vua lẫm liệt, cưỡi voi đi đốc thúc đại binh.
Hình ảnh tuyệt đẹp của người thủ lĩnh ấy đã làm nức lòng binh sĩ, tạo niềm tin quyết chiến quyết thắng, đồng thời khiến kẻ thù nhanh chóng rơi vào cảnh đại bại. Có thể nói, đây là hình ảnh của người anh hùng chiến trận đẹp nhất trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam. Và các tác giả tuy là những người tôn thờ nhà Lê nhưng đã viết được áng văn thật chân thực, sinh động về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.
Hình tượng Quang Trung – Nguyễn Huệ đã được các tác giả khắc họa đậm nét với hành động mạnh mẽ quyết đoán, trí tuệ sáng suốt và tài dụ binh như thần. Ông là con người của hành động với chiến công hiểm hách, là vị anh hùng vĩ đại, vị vua yêu nước, là một nhân vật lịch sử kiệt xuất.
Hình tượng Quang Trung – Nguyễn Huệ đã trở thành một hình tượng đẹp nhất trong lịch sử văn học Việt Nam về người anh hùng trên chiến trận vơi những phẩm chất tuyệt vời.
Xem thêm>>>