Đề thi văn tham khảo: Khó khăn thử thách để lại gì? Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của thiên nhiên trong đoạn trích “Việt Bắc”
ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ SỐ 10 (Đề thi có 02 trang) | MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề |
- ĐỌC HIỂU (3,0đ)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
KHÓ KHĂN THỬ THÁCH ĐỂ LẠI GÌ ?
Một chàng trai đang gặp nhiều khó khăn, anh bị tổn thương và trở nên mất niềm tin vào cuộc sống. Anh đến hỏi một ông già thông thái. Nghe kể xong, ông chẳng nói lời nào mà chỉ im lặng đặt chiếc nồi lên bếp, đổ vào nồi một ít nước và cho vào một củ cà rốt, một cục muối và một quả trứng. Sau khi đun sôi, ông mở nắp và trầm ngâm im lặng nhìn vào chàng trai. Sau một hồi ông bắt đầu nói:
– Ai sống trên đời cũng phải trải qua khó khăn, thử thách cả. Nhưng điều quan trọng là sau đó mọi việc sẽ như thế nào?
Hãy nhìn xem cục muối với vẻ rắn chắc bên ngoài nhưng bỏ vào nước là tan, củ cà rốt cứng cáp khi bị nóng cũng trở nên mềm đi. Còn quả trứng tuy mỏng manh nhưng khi qua nước sôi nóng bỏng lại trở nên cứng cáp hơn.
(Theo Internet)
Câu 1. Nội dung chính của văn bản trên là gì?
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của nó:
“- Ai sống trên đời cũng phải trải qua khó khăn, thử thách cả. Nhưng điều quan trọng là sau đó mọi việc sẽ như thế nào?
Hãy nhìn xem cục muối với vẻ rắn chắc bên ngoài nhưng bỏ vào nước là tan, củ cà rốt cứng cáp khi bị nóng cũng trở nên mềm đi. Còn quả trứng tuy mỏng manh nhưng khi qua nước sôi nóng bỏng lại trở nên cứng cáp hơn.”
Câu 4. Bài học cuộc sống nào được rút ra từ văn bản trên? Trình bày trong một đoạn văn khoảng 5 -7 dòng.
- LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong văn bản phần Đọc hiểu: “Ai sống trên đời cũng phải trải qua khó khăn, thử thách”.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của thiên nhiên trong đoạn trích “Việt Bắc” (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – Cơ bản) của Tố Hữu.
……….. Hết ………….
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………………………………..Số báo danh: …………………………….
Chữ kí GT 1:………………………………………Chữ kí GT 2: …………………………………………..
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 10
| MÔN: NGỮ VĂN
|
HƯỚNG DẪN CHẤM
- Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn, giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm.
- Hướng dẫn chấm mang tính chất định hướng, yêu cầu tổ chấm tiến hành chấm chung ít nhất 05 bài ngẫu nhiên để thống nhất đáp án cụ thể.
- Hướng dẫn chấm cụ thể
- ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
a. Yêu cầu về kĩ năng – Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản; – Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức – HS cần làm rõ các vấn đề: | ||
1 | Nội dung chính của đoạn trích: Không được mất niềm tin trước những vấp ngã, thất bại trong cuộc sống. Khi trải qua những khó khăn thử thách, người ta sẽ trở nên có ích cho cuộc đời. | 0,5
|
2 | Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên: tự sự | 0,25 |
3 | Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: liệt kê, ẩn dụ, đối lập. Tác dụng: Những sự vật được kể ra giúp người đọc dễ hình dung ra rằng, muốn trở nên có ích, người ta phải trải qua thử thách. Riêng hình ảnh đối lập (muối, cà rốt – trứng) lại khiến ta liên tưởng: ai cũng phải đối mặt với thử thách dù người ta ở đâu, làm gì, dù ở hoàn cảnh nào, …. | 1,0
|
4 | Bài học cuộc sống được rút ra từ văn bản: – Lẽ thường, ai cũng gặp những thất bại trong cuộc sống, nhưng con người không được mất niềm tin. – Cà rốt phải chín đi, muối phải tan ra, trứng cũng phải được luộc chín thì trở thành thực phẩm nuôi sống con người. Cà rốt khi chín thì mềm đi; trứng mỏng thì cứng cáp khi qua nước sôi. – Câu chuyện thực tế đơn giản ấy lại là một bài học cuộc sống đáng quý: Ai sống trên đời cũng phải trải qua khó khăn, thử thách. Chính khi được rèn luyện qua thử thách, qua tôi luyện trong cuộc đời, người ta sẽ làm nên những giá trị đích thực cho cuộc sống; sẽ không nản lòng khi gặp thất bại. | 1,25 |
Lưu ý: – Học sinh có thể trình bày các ý theo cách gạch đầu dòng; riêng câu 4 học sinh phải viết thành đoạn văn. – Giám khảo cần linh hoạt khi chấm điểm. |
- LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
1
| Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong văn bản phần Đọc hiểu: “Ai sống trên đời cũng phải trải qua khó khăn, thử thách”. | 2,0 |
a. Yêu cầu về kĩ năng: – Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận; Có đủ Mở đoạn, phát triển đoạn, Kết đoạn. – Xác định đúng vấn đề nghị luận, biết triển khai vấn đề nghị luận; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, cơ bản nói được các vấn đề sau: | ||
– Nêu vấn đề cần nghị luận. | 0,25 | |
* Giải thích – Khó khăn, thử thách: là những trở ngại con người gặp phải trong học tập, trong công việc. Những trở ngại ấy có khi vượt khả năng, sức lực mỗi người và người ta khó thực hiện. – Ý cả câu: Lời nhắn nhủ mỗi người phải có nghị lực, ý chí để vượt qua những trở ngại mà bản thân mình gặp phải. Vì không có ai thành công mà không phải đối mặt với khó khăn trở ngại. | 0,25 | |
* Bàn luận, mở rộng vấn đề Học sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng cần hợp lí, thuyết phục; dưới đây là một hướng giải quyết: – Khẳng định ý kiến hoàn toàn đúng: + Sinh ra và sống trong cuộc đời này ai cũng phải đối mặt với khó khăn, trở ngại. Thành công không tự nhiên mà có – đó là một qui luật tất yếu. + Khó khăn của cuộc sống rất đa dạng: đó là những công việc vượt khả năng, những tình huống nan giải cần con người phải giải quyết; là những thiếu thốn về vật chất; những bất hạnh về tinh thần; những vấp ngã, thất bại trong học tập, trong công việc; ….. – Mở rộng vấn đề: + Có người may mắn sẽ gặp ít khó khăn trở ngại, người thiếu may mắn thì phải đối mặt với khó khăn nhiều hơn. Tuy nhiên, không gặp trở ngại nào thì người ta không thể thành công. + Hãy chuẩn bị những điều kiện tốt nhất như tri thức, đạo đức,… để có thể vượt qua thử thách dễ dàng hơn. + Mỗi người hãy tiếp sức đồng nghiệp, bạn bè trong hoàn cảnh họ gặp khó khăn. Có như thế, những khi bản thân ta gặp khó khăn, chúng ta cũng được tiếp sức từ những người chung quanh. * Bài học nhận thức và hành động – Phải có ý chí và nghị lực vượt khó. – Phải hiểu rằng: gian nan rèn luyện mới thành công. | 1,25 | |
– Khẳng định lại vấn đề. | 0,25 | |
2 | Cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên trong đoạn trích “Việt Bắc” (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – Cơ bản) của Tố Hữu. | 5,0 |
a. Yêu cầu về kĩ năng: – Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận; Có đủ Mở bài, Thân bài (gồm nhiều đoạn văn), Kết bài. – Xác định đúng vấn đề nghị luận, biết triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. – Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về tác giả, tác phẩm học sinh có thể sắp xếp, trình bày ý theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo được các vấn đề: | ||
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận | 0,5 | |
– Nội dung: – Thiên nhiên Việt Bắc êm đềm, thơ mộng: + Những khoảng thời gian, không gian im vắng, tĩnh lặng “Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”; những âm thanh mang theo chất thơ và nhịp sống riêng của miền rừng núi “Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều/ Chày đêm nện cối đều đều suối xa”. + Những bức tranh về cảnh rừng Việt Bắc qua bốn mùa tươi sáng, ấm áp, thanh bình: (phân tích vẻ đẹp của bức tranh tứ bình). – Thiên nhiên Việt Bắc hùng vĩ, hiên ngang: + Thiên nhiên hiểm trở, hùng vĩ: “Núi giăng thành lũy sắt dày/ Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”…Núi rừng Việt Bắc đã trở thành cái nôi bao bọc, chở che cho dân tộc suốt một thời kháng chiến. + Thiên nhiên anh hùng luôn kề vai sát cánh cùng con người trong chiến đấu “Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây” – Hình tượng thiên nhiên ấy đã phản chiếu vẻ đẹp tâm hồn người dân Việt Bắc, của đất nước Việt Nam trong cuộc chiến đấu giữ nước đầy gian khổ, hi sinh. | 3.5 | |
– Nghệ thuật + Thơ lục bát, giọng thơ thấm đượm nghĩa tình, hình ảnh thơ giản dị, đẹp… + Sử dụng nhiều biện pháp tu từ. | 0,5 | |
– Đánh giá: + Thiên nhiên Việt Bắc trong bài thơ là hình ảnh rất đẹp vừa là bức tranh thiên nhiên hùng vĩ kỳ thú, vừa mang yếu tố lịch sử, chính trị sâu sắc. + Bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu. | 0,5 |
TẢI FULL BẢN WORD .DOC
LINK TẢI VỀ GDRIVE | LINK TẢI VỀ FSHARE |
Chúc các bạn thành công!