Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng P2

Đề bài: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bài làm:

“Tây Tiến” một tác phẩm có thê nói là sự thăng hoa về nỗi nhớ của Quang Dũng. Bởi bài thơ mở đầu bằng nỗi nhớ, tứ thơ phát triển theo nỗi nhớ và cũng hoàn kết bằng nỗi nhớ.

Tây Tiến trước hết là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, mĩ lệ của núi rừng Tây Bắc. Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh con sông Mã. Đây là son sông Tây Bắc, là linh hồn của Tây Bắc. Đồng thời, sông mã còn là dòng sông của lịch sử gắn bó với cuộc chiến đấu, cũng là dòng sông của thi ca. Câu thơ mở đầu cất lên như một tiếng gọi tự nhiên mộc mạc mà chân thành tha thiết. Đó như chính là tiếng lòng của Quang Dũng thể hiện nỗi tiếc nuối nhớ đến cồn cào của nhà thơ. Ông nhớ về khoảng thời gian gắn bó với đồng đội của mình, gắn bó với mảnh đất Tây Bắc. Sử dụng từ láy để diễn tả nỗi nhớ. Nỗi nhớ “chơi vơi’là nỗi nhớ sáng tạo đầy linh diệu của Quang Dũng.

Sáu câu thơ tiếp theo: “Sài Khao sương lấp…. Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” là nỗi nhớ của nhà thơ đến các địa danh cụ thể. Quang Dũng đã đưa người đọc trở về từng vùng địa danh của Tây Bắc. Nó hiện lên không chỉ là những xác chữ vô hồn mà nó trở về cùng với những kỉ niệm của nhà thơ gian khổ nhưng rất đẹp đẽ hào hùng. Trong đó, hình ảnh “súng ngửi trời” là một hình ảnh lạ và độc đáo. Cách nói hóm hỉnh của nhà thơ thể hiện tinh thần lạc quan của những người lính.

Dường như không một độ cao nào có thể làm khó được những người lính mà những gian khổ ấy lại giúp người lính tôi luyện ý chí, nghị lực cùng sự hồn nhiên, yêu đời. Sử dụng các nghệ thuật tương phản cùng với ngôn ngữ khỏe khoắn giàu giá trị tạo hình cùng với cách phối thanh giúp Quàn Dũng tạo nên một bức họa đầy ám ảnh trong thơ. Đó là không gian thiên nhiên ba chiều, được dãn nở vô cùng và vô tận.

Bốn câu thơ tiếp theo “Anh bạn dãi dầu không bước nữa…Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”. Đó là những khoảnh khắc đến từ thiên nhiên, hoàn cảnh sống hòng cảnh chiến đấu, bệnh tật và có những người lính không thể bước tiếp. Nhà thơ đã tái hiện lại hiện thực cuộc chiến tranh thể hiện được tinh thần của người lính.

Tư thế hiên ngang và sự ngang tàn làm nổi bật được lí tưởng thế hệ thanh niên trong thời đại kháng chiến chống Pháp. Bằng nghệ thuật tả cảnh ddaafy tài hoa cùng tình cảm gắn bó sâu nặng của Quang Dũng mang đến cho người đọc cảm nhận mới mẻ về thiên nhiên Tây Bắc.

Không chỉ khắc họa bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng Tây bắc mà Quang Dũng tiếp tục khắc họa lại tình quân dân đất và người Tây bắc. “Doanh trại….xây hồn thơ”. Bốn câu đầu bài thơ là bức tranh đêm hội tràn đầy ánh sáng, rực rỡ ánh sáng và dìu dặt âm thanh.

Đó là một bức tảnh mĩ lệ có đường nét, màu sắc hiện lên qua ngòi bút đậm chất nhạc và chất họa của nhà thơ. Bức tranh ấy càng nổi bật hơn nữa khi có sự xuất hiện của con người. Đó là những con người tràn đầy niềm vui, sức trẻ và lòng yêu đời.

“Người đi Châu Mộc…hoa đong đưa” là những câu thơ miêu tả về bức tranh sông nước miền Tây. Tất cả đều là những hình ảnh rất thư và vô cùng lãng mạn mà Quag Dũng muốn gửi gắm. Đó là chiều sương, là hòn lau nẻo bến bờ, là trôi dòng nước lũ…

Phải yêu và gắn bó với núi rừng Tây Bắc thì mới thấy được những đặc trung của thiên nhiên Tây bắc. Tất cả đều hiện lên rất thơ mộng khiến thiên nhiên không chỉ hiện lên duyên dáng, thơ mộng mà rất gợi cảm.

Tây Tiến còn là bức chân dung người lính Tây Tiến. Quang Dũng vẽ lên ngoại hình chân thực của những người lính Tây Tiến ”quân xanh màu lá, không mọc tóc’’. Đây đều là những nét vẽ tả thực cho thấy sự gian khổ, khắc nghiệt mà người lính phải trải qua. Nhưng ẩn sâu bên trong vẻ ngoài yếu ớt, còm cõi ấy lại là một sức mạnh tâm hồn, sức mạnh của nội tâm. Hình ảnh “dữ oai hùm, mắt trừng gửi mộng” là những hình ảnh dữ tợn, lẫm liệt mà lính tây tiến mang trong mình sức mạnh nội tâm tràn đầy bằng sức mạnh của chúa sơn lâm.

Hình ảnh người lính hiện lên đều là những hình ảnh oai phong lẫm liệt Không chỉ đẹp bề ngoai mà nhà thơ tập trung làm nổi bật vẻ đẹp lí tưởng sống của nhưng người lính, 1 thời trai trẻ với lí tưởng sống cao đẹp. Trên nền thiên nhiên Tây bắc vừa hùng vĩ, mĩ lệ, hùng dũng là hình tượng người lính với vẻ đẹp hào hùng và hào hoa. Có lẽ Tây Tiến chính là mảnh đất quê hương thứ hai của Quang Dũng để ông nói về những kỉ niệm đẹp nhất, bi tráng nhất tại nơi đây.

XEM THÊM >>> Phân tích bài thơ Tây Tiến (bài làm 1)