Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Đề bài: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bài làm:

Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, hoạt động ở biên giới Việt – Lào. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội. Quang Dũng cũng là đại đội trưởng ở đơn vị đó từ đầu năm 1947 đến cuối năm 1948 rồi chuyển sang đơn vị khác. Nhà thơ nhớ đơn vị cũ nên viết bài thơ này.

Cả bài thơ là một nỗi nhớ lớn, nỗi nhớ về những kỹ niệm Tây Tiến một thời chưa xa đầy lãng mạn, trữ tình, nhưng cũng đầy bi tráng.

Đoạn đầu là nỗi nhớ của tác giả về núi rừng hoang sơ, hiểm trở. Con đường hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến là con đường đèo dốc: “dốc lên khúc khuỷu dốc thẳm –  Heo hút cồn mây súng ngửi trời – Ngàn bước lên cao ngàn bước xuống”. Rồi thác ghềnh, rồi thú dữ. Bên cạnh đó những gian khổ khó khăn đã có lúc làm cho đoàn quân mỏi và chiến sĩ đã lìa bỏ đội ngũ vì kiệt sức: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa – Gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Tuy nhiên, cũng có những kỉ niệm ấm áp tình quân dân: “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.

Đoạn thơ thứ hai tác giả nhớ về những vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên và con người miền Tây. Đoạn thơ làm nổi bật vẻ đẹp, sự gắn bó của tình quân dân thắm thiết. Vùng đất mà đoàn quân Tây Tiến đi qua không chỉ hoang sơ, dữ dội, mà con rất nên thơ, trữ tình. Đó là hội đuốc hoa, là tiếng khèn trong đêm lửa trại đầy lãng mạn. Đó là “Dáng người trên độc mộc – Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa…

Nỗi nhớ kết đọng lại ở hình ảnh người chàng trai Tây Tiến bị sốt rét rừng làm rụng tóc, xanh da (hay khoác lá ngụy trang xanh), nhưng chính cảm hứng lãng mạn đã giúp Quang Dũng phát hiện và khắc họa được vẽ đẹp kiêu hùng, mạnh mẽ của người lính Tây Tiến:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Không chỉ oai phong lẫm liệt, coi nhẹ gian khổ, hiểm nguy trong chiến đấu, những người lính Tây Tiến còn có tâm hồn rất lãng mạn, mơ mộng:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Họ chiến đấu và hi sinh thật dũng cảm. Nếu ở khổ thơ đầu chỉ có một Anh bạn dãi dầu không bước nữa, bỏ quên đời (hi sinh), thì ở đây đã thấy bao người hi sinh: “Giải giác biên cương mồ viễn xứ”. Ngôn ngữ thơ trang trọng, mang màu sắc cổ kính khi miêu tả sự hi sinh bi tráng của những người lính Tây Tiến:

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Tây Tiến là một bức tranh lãng mạn, vừa bi tráng về những người lính Tây Tiến và mảnh đất mà họ chiến đấu. Chỉ bằng vài nét chấm phá tinh tế, tác giả đã làm nổi bật sự hoang sơ, hùng vĩ, dữ dội nhưng không kém phần thơ mộng của núi rừng miền tây Bắc Bộ; sự gian khổ, hi sinh anh dũng “chẳng tiếc đời xanh” của những chiến sĩ Tây Tiến. Chính sự lãng mạn và bi tráng đã làm nên những câu thơ thật ấn tượng về các chiến sĩ và miền đất mà đoàn quân Tây Tiến hoạt động.

Đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ thể hiện ở cách sử dụng ngôn ngữ với câu thơ nhiều vần trắc thể hiện sự vất vả, trầy trật của người leo dốc: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm; hoặc toàn vần bằng thể hiện phút nghỉ ngơi sau những giờ hành quân vất vả đứng từ trên cao nhìn xuống thấy: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Chủ yếu sử dụng bút pháp lãng mạn, Quang Dũng đã ca ngợi vẻ đẹp hào hoa, nghĩa khí của đoàn quân Tây Tiến. Họ đã vượt mọi khó khăn, gian khổ, chiến đấu và hi sinh một các bi tráng, anh hùng cho đất nước.

Tải về máy>>>

Download “Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng”

b2kWR – Downloaded 620 times –

XEM THÊM >>> Phân tích bài thơ Tây Tiến (bài làm 2)