Đề bài: Phân tích và nói lên cảm nhận về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
Việt Nam là một đất nước sản sinh ra rất nhiều nhà thơ lớn với những đóng góp lớn cho nền văn học nước nhà. Nhất là trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, có rất nhiều nhà thơ xuất hiện với các phong cách thơ khác nhau. Nổi bật lên trong số nhà thơ đó phải kể đến Bằng Việt với những sáng tác về tình cảm gia đình với tác phẩm tiêu biểu “Bếp lửa” đã được đưa vào sách giáo khoa trung học phổ thông.
Hôm nay chúng ta hãy cùng phân tích và nói lên cảm nhận về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
Giai đoạn mà Bằng Việt làm bài thơ “Bếp lửa” khi đó ông là du học sinh ở Liên Xô. Bài thơ là một sự nhớ nhung hồi tưởng về những kỷ niệm đói khổ, khó khăn. Và tác giả được chăm sóc bởi tình yêu thương của bà. Những kỷ niệm đó xuất hiện trong một ngày đông giá rét.
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
Hình ảnh đầu tiên mà tác giả muốn nhắc đến đó chính là “Một bếp lửa”. Lý do ông đưa hình ảnh đó lên đầu như là một sự cảm nhận về một sự ấm nồng bên bếp lửa. Và trong cái sự ấm nồng lan tỏa đó sẽ giúp cho chúng ta ấm hơn trong cái mùa đông giá rét. Sẽ khiến chúng ta hồi tưởng về những kỷ niệm.
Và đúng như thế, sau hai câu thơ đầu là hình ảnh bếp lửa thì câu thơ thứ ba tác giả đã nói về “bà”. Với nỗi nhớ thương của người cháu nhớ về người bà đã cặm cụi khó khăn suốt cuộc đời khó có thể đếm được “biết mấy nắng mưa”.
Bếp lửa không chỉ sưởi ấm ngày đông, mà còn giống như sưởi ấm trái tim cháu. Để cho cháu không còn cảm thấy cô đơn, lãnh lẽo và trống vắng khi căn nhà chỉ có hai bà cháu. Bên cạnh đó người cháu còn trực tiếp bày tỏ tình cảm của mình đối với bà “cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Chính là vì biết bà nhọc nhằn, tần tảo nắng mưa, sớm tối để chăm lo cho cháu. Nên dù cho khi bên bà hay ngay lúc này đang ở nơi phương xa thì những tình cảm cháu dành cho bà vẫn vẹn nguyên. Những hồi tưởng của cháu đã dần dần hiện lên theo ánh lửa.
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”
Đó là những kỷ niệm khi cháu mới chỉ lên bốn. Một độ tuổi rất còn trẻ thơ và ngu ngơ . Nhưng đến giờ cháu vẫn không thể nào quên được những mùi khói trong bếp, cái cảm giác “đói mòn đói mỏi”. Dường như mọi thứ vẫn sâu trong tâm trí và cái cảm giác “sống mũi còn cay” khi nghĩ lại. Tình cảnh khó khăn đó, ngay cả một đứa trẻ nhỏ vẫn có thể nhớ được thì thực sự là rất ấn tượng. Đúng thế, đó là cái thời kỳ đất nước ta lâm vào cảnh khó khăn. Năm 1945 nạn đói bao trùm kinh hoàng, đầy tang thương, cướp đi sinh mạng của bao người.
Không gian không chỉ là mùi khói từ bếp lửa, mà còn là khói từ ngoài đường xá, đồng ruộng với mùi xác chết. Khói cay xè mắt cháu, ám ảnh tới mức mà đến bây giờ hay nhiều năm về sau có lẽ cũng không bao giờ có thể quên được. Giữa lúc ấy, hình ảnh người bà xuất hiện giống như ánh sáng, giống như làn gió mát, trong lành đến bên cháu:
“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”
Đoạn thơ gợi nhắc về kỉ niệm sáu năm người cháu sống cùng bà, mỗi ngày cùng bà nhóm lửa. Một bếp lửa thấm đượm tình thương giữa hai bà cháu. Trong tình cảm thân thương, ấm áp ấy hiện diện tiếng kêu của chim tu hú. Đây là loài chim quen thuộc thường xuất hiện vào mùa hè, tiếng chim da diết, cùng với tiếng bà kể chuyện:
“Mẹ cùng cha bận công tác không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”
Người cháu hồi tưởng lại những tháng năm ở bên bà, được bà dạy dỗ và chăm sóc. Những ngày đó, bà đã một mình tần tảo nuôi cháu, để ba của cháu có thể an tâm làm việc ở chiến khu. Bà cũng khuyên cháu khi viết thư cho bố đừng kể này kể nọ, lúc nào cũng phải bảo rằng nhà đang được bình yên. Tấm lòng của bà thật cao quý biết bao, ngay cả khi “giặc đốt làng” túp lều tranh phải nhờ hàng xóm dựng lại, bà cũng không muốn cháu kể khổ với bố.
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”
Kết thúc khổ thơ nhà thơ đã nâng hình ảnh bếp lửa trở thành ngọn lửa bất diệt:
“Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”
Ngọn lửa ấy đang sống trong bà, sưởi ấm mãi con đường cháu đi. Ngọn lửa ấy chính là sức mạnh giúp cho cháu có thể lớn lên trong vòng tay ấm áp của bà, đem lại cho cháu những niềm tin và ý chí. Ngọn lửa ấy chính là tình thương yêu của một người bà vĩ đại mà cho đến bây giờ khi nhà thơ Bằng Việt ở một nơi xa xôi vẫn không thể nào quên được.
Bài thơ Bếp Lửa mang đến cho người đọc nỗi niềm xúc động về tình cảm giữa hai bà cháu. Khiến cho chúng ta thêm yêu thương đối với những người thân. Với quê hương nơi chúng ta đã sinh ra và lớn lên, thêm trân trọng những gì mà ta đã và đang có.
Xem thêm:
– Phân tích và nói lên những cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan
– Phân tích và nói lên những cảm nhận về bài thơ Viếng Lăng Bác
– Phân tích và cảm nhận về bài thơ Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật