I. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
– Chiếc xe đạp có nguồn gốc từ châu Âu, du nhập vào nước ta từ đầu thế kỉ XX.
– Chiếc xe đạp là phương tiện giao thông thuận lợi của mọi người, nhất là học sinh.
– Chiếc xe đạp có nguồn gốc từ châu Âu, du nhập vào nước ta từ đầu thế kỉ XX.
– Chiếc xe đạp là phương tiện giao thông thuận lợi của mọi người, nhất là học sinh.
II. Thân bài:
* Nêu cấu tạo và tác dụng của các bộ phận:
– Hệ thống tay lái (ghi đông, cổ xe…)
– Hệ thống truyền động (khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi, xích líp, hai bánh…)
– Hệ thống chuyên chở: yên xe, bộ phận chở hàng gắn ở trước và sau xe…
– Các bộ phận phụ khác: chuông, chắn xích, chắn bùn, chân chống…* Nêu cách sử dụng và bảo quản:
– Bơm căng vừa độ, vặn chặt van khóa hơi, kiểm tra kĩ ốc vít trước khi đi.
– Thỉnh thoảng rửa xe, lau khô, tra dầu mỡ vào những bộ phận truyền động.
– Ruột xe, vỏ xe khi đã mòn, rách thì phải thay để bảo đảm an toàn.
– Hệ thống tay lái (ghi đông, cổ xe…)
– Hệ thống truyền động (khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi, xích líp, hai bánh…)
– Hệ thống chuyên chở: yên xe, bộ phận chở hàng gắn ở trước và sau xe…
– Các bộ phận phụ khác: chuông, chắn xích, chắn bùn, chân chống…* Nêu cách sử dụng và bảo quản:
– Bơm căng vừa độ, vặn chặt van khóa hơi, kiểm tra kĩ ốc vít trước khi đi.
– Thỉnh thoảng rửa xe, lau khô, tra dầu mỡ vào những bộ phận truyền động.
– Ruột xe, vỏ xe khi đã mòn, rách thì phải thay để bảo đảm an toàn.
III. Kết bài:
* Cảm nghĩ của bản thân:
– Vai trò to lớn của chiếc xe đạp trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
– Vai trò của chiếc xe đạp trong đời sống hiện nay.
– Vai trò to lớn của chiếc xe đạp trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
– Vai trò của chiếc xe đạp trong đời sống hiện nay.
Bài văn mẫu: Thuyết minh về cấu tạo và công dụng của chiếc xe đạp
Ngày xưa khi chưa có ô tô, xe máy con người đã phát minh ra một phương tiện di chuyển rất thuận tiện đó là xe đạp. Chiếc xe đạp có nguồn gốc từ châu Âu, du nhập vào nước ta từ đầu thế kỉ XX. Cho đến nay, chiếc xe đạp vẫn là phương tiện giao thông thuận lợi của mọi người, nhất là học sinh.
Xe đạp lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1790 do bá tước Sivrac sáng chế. Ban đầu nó là một cỗ máy bằng gỗ và không hề có bánh xe để điều khiển lái được. Vì vậy lúc này khi muốn chuyển hướng sẽ phải lắc mạnh phần trước của xe. Đến năm 1813 đã có bước ngoặt trong công cuộc phát triển xe đạp. Nam tước người Đức Karl Friedrich Drais đã cải tiến phần bánh trước để có thể thay đổi hướng xe được. Chiếc xe này bấy giờ được đặt tên là Draisienne và được nhiều người ưa chuộng.
Tiếp đó hai anh em Ernest Michaux và Pierre Michaux đã có sáng kiến là lắp thêm pê đan cho bánh trước. Năm 1865 chiếc xe đạp được lắp thêm một chỗ để chân. Sáng kiến này được mô phỏng theo tay quay của máy quay tay. Tác dụng của pê đan bánh trước là làm cho bánh trước có kích thước lớn hơn bánh sau. Nhờ vậy quãng đường đi trong mỗi vòng đạp sẽ dài hơn. Từ khi phát minh chiếc xe đạp vốn được làm bằng gỗ nhưng đến năm 1869 thì chúng được làm bằng thép.
Đến năm 1879 xe đạp mới được thiết kế phần dây xích để truyền động tới bánh sau bởi ông Lawson. Dần dần theo thời gian chiếc xe đạp đã được cải tiến những chi tiết nhỏ nhặt để trở nên tiện lợi và dễ sử dụng nhất. Đến năm 1920 những chiếc xe đạp được áp dụng các hợp kim nhẹ để giảm khối lượng của xe. Năm 1973 tại California chính thức chế tạo xe đạp địa hình.
Cấu tạo của xe đạp bao gồm hệ thống chuyên chở, hệ thống chuyển động và hệ thống điều khiển. Đầu tiên phải kể đến hệ thống chuyển động. Bao gồm có khung xe, hai bánh xe, bàn đạp, ổ bi giữa, trục giữa, đĩa ổ líp, dây xích và hai trục. Để sử dụng xe đạp thì khi đi người lái xe ngồi lên yên xe. Hai tay đưa về phía trước cầm ghi đông, còn chân chuyển động đạp bàn đạp làm trục xe chuyển động. Lúc này đĩa sẽ chuyển động kéo theo dây xích, khiến cho ô líp và bánh sau quay để tạo lực đẩy cho xe đi về phía trước.
Ghi đông xe có hai tay cầm có thể dễ dàng điều khiển qua trái, phải nhờ ổ bi được gắn ở cổ xe. Điều này giúp cho người lái có thể điều khiển hướng đi theo ý muốn của mình. Phần ghi đông của xe không chỉ là tay cầm lái mà còn là điểm tựa để người đi giữ thăng bằng. Về phần phanh xe hoạt động theo nguyên lý khi người lái bóp phanh, má phanh sẽ ép vào hai bên vành xe tạo lực ma sát để giảm tốc độ chuyển động của bánh xe. Nhờ vậy có thể khiến xe chạy chậm lại hoặc dừng hẳn.
Ngoài ra còn có hệ thống chuyên chở bao gồm giỏ đựng hàng, yên xe và bộ phận đèo hàng. Ngoài những bộ phận này ra trên xe đạp còn có bộ phận dùng để chắn bùn cho cả bánh sau và bánh trước.
Ở phần xích xe còn có hộp bảo vệ che chắn phần xích xe chuyển động để tránh việc dễ bị dị vật bên ngoài tác động vào. Xe còn được trang bị thêm nhiều những điểm nhỏ nhặt nhưng hết sức cần thiết khác như chuông được lắp ở phía tay cầm, đèn tín hiệu lắp ở sau xe,…
Đối với những quãng đường ngắn như đi trong thành phố nhỏ hay trong làng thì xe đạp là một phương tiện giao thông rất thuận lợi. Vì xe đạp chuyển động bằng sức của con người nên không hề có khí thải gây ô nhiễm môi trường. Người đi xe chỉ cần bỏ ra một chút sức lực để có những quãng đường đi nhẹ nhàng mà êm ái. Không những thế đạp xe còn chính là một phương thức hữu hiệu để rèn luyện cơ thể.
Chiếc xe đạp còn đóng vai trò là một phương tiện hữu ích trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Chiếc xe đạp là phương tiện vận chuyển lương thực, vũ khí qua những tuyến đường Trường Sơn. Góp phần trong công cuộc quét sạch bè lũ xâm lược ra khỏi đất nước ta.Ngày nay khi đất nước hòa bình, chiếc xe đạp chính là phương tiện đưa những em học sinh đi trên con đường đến với tri thức. Chiếc xe đạp ngày nay vẫn góp một phần đi cùng với những mầm non đất nước và mọi tầng lớp trong xã hội.
Dù cho ngày nay có rất nhiều loại phương tiện hiện đại và đi nhanh hơn thế nhưng những chiếc xe đạp vẫn không hề hết được ưa chuộng. Nhất là trong thời đại ô nhiễm môi trường như ngày nay thì việc sử dụng xe đạp là một hành động được khuyến khích. Không chỉ mang đến sức khỏe cho người đi mà nó còn góp phần nào trong việc bảo vệ môi trường.
Chiếc xe đạp đã đồng hành với biết bao thế hệ học sinh, là biểu tượng gắn liền với màu áo trắng ngây thơ, trong sáng. Những buổi đến trường cùng bè bạn hay những lúc tan trường về nhà, chiếc xe đạp luôn theo ta trên mọi nẻo đường vui, buồn thời học sinh. Cùng với mái trường, hoa phượng đỏ, chiếc xe đạp đang hằng ngày cùng ta viết nên những dòng lưu bút đáng nhớ nhất một thời nhất quỷ nhì ma.