Ngữ Văn 12, Bài 9. Tổng kết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Lí thuyết và bài tập Ngữ Văn 12, Bài 9. Tổng kết phần tiếng việt hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

 

– Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin giữa con người với con người, được tiến hành bằng phương tiện chủ yêu là ngôn ngữ, nhằm thực hiện những mục đích giao tiếp nhất định (tác động vào nhận thức, tình cảm, hành động).
– Hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình: tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện) và tiếp nhận văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện).

– Ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp ở hai dạng: nói và viết. Hai dạng ngôn ngữ này khác nhau về phương tiện và cách thức sử dụng.

Hoạt động giao tiếp luôn diễn ra trong một ngữ cảnh nhất định. Các nhân tố tạo thành ngữ cảnh gồm: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp (rộng và hẹp) hiện thực được nói tới (đề tài giao tiếp).
– Nhân vật giao tiếp là nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp. Những đặc điểm về vị thế, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, văn hoá… của nhân vật giao tiếp luôn chi phối nội dung và cách thức giao tiếp.
– Trong giao tiếp, các nhân vật giao tiếp sử dụng ngôn ngữ chung của toàn dân để tạo ra lời nói – sản phẩm cụ thể của cá nhân. Tuy nhiên, mỗi cá nhân lại góp phần sáng tạo và đổi mới ngôn ngữ bằng cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương tiện ngôn ngữ chung.
– Câu trong giao tiếp thường có hai loại nghĩa: nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái. Nghĩa miêu tả là loại ý nghĩa biểu thị sự việc được nói đến trong câu. Nghĩa tình thái là thành phần ý nghĩa biểu thị thái độ, cách đánh giá của người nói với sự việc được nói đến trong câu hoặc với người nghe.
– Trong hoạt động giao tiếp, các nhân vật giao tiếp phải có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thông qua việc sử dụng ngôn ngữ đúng chuẩn mực, vận dụng ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo; không quá lạm dụng tiếng nước ngoài. Ngoài ra, đề cao phẩm chất văn hoá, lịch sự trong giao tiếp, tránh những cách biểu hiện thô tục làm vẩn đục ngôn ngữ cũng chính là góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

*. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Giao tiếp hội thoại và giao tiếp độc thoại khác nhau ở những điếm nào?

Giao tiếp hội thoại và giao tiếp độc thoại khác nhau ở chỗ:

– Giao tiếp hội thoại có sự đổi vai liên tục giữa người nói và người nghe (người nghe trở thành người nói và ngược lại), tức là có sự luân phiên lượt lời. Giao tiếp đơn thoại (độc thoại) người nói giữ vai trò người truyền thông tin, người nghe giữ vai trò là người nhận tin từ đầu đến cuối cuộc giao tiếp.

– Đề tài trong giao tiếp hội thoại có thể là một cũng có thể là nhiều đề tài do trong quá trình giao tiếp đề tài được chuyển hướng. Giao tiếp đơn thoại thường chỉ tập trung vào một đề tài.

– Giao tiếp hội thoại cho phép sử dụng khá tự do các yêu tố phụ trợ đi kèm như: cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt… kèm ngữ điệu. Giao tiếp đơn thoại việc sử dụng các yếu tố này bị hạn chế hơn.

2. Thế nào là hoàn cảnh giao tiếp và tình huống giao tiếp?

Hoàn cảnh giao tiếp hiểu theo nghĩa rộng là bối cảnh về lịch sử, văn hoá, thời đại, đặc điểm kinh tế – xã hội… mà cuộc giao tiếp diễn ra (thời đại phong kiến, ở châu Âu,…). Hoàn cảnh giao tiếp hẹp là những tình huống giao tiếp cụ thể (không gian cụ thể: ngoài hành lang lớp học, trong chợ, trong văn phòng,… thời điểm cụ thể: sáng, trưa, chiều, tối, sau buổi học, trước bữa ăn,… đặc điểm cụ thể của bối cảnh giao tiếp: không khí căng thẳng, người nói đang cáu giận, vừa lái xe vừa nói…) mà cuộc giao tiếp diễn ra.

3. Em hiểu thế nào là đề tài giao tiếp?

Đề tài giao tiếp là toàn bộ hiện thực khách quan được nhận thức và phản ánh trong tư duy của người nói và người nghe hoặc những suy nghĩ, tình cảm, đánh giá của họ về con người, tự nhiên và xã hội. Mọi cuộc giao tiếp cụ thể sẽ tập trung vào một hoặc một vài đề tài cụ thể.

4. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của toàn xã hội và lời nói của cá nhân?

Ngôn ngữ là tài sản chung của toàn xã hội mà mọi người trong một cộng đồng ngôn ngữ sử dụng một cách thống nhất dựa trên những quy tắc thống nhất. Nếu vi phạm những quy tắc ngôn ngữ đó sẽ tạo ra những phát ngôn không được chấp nhận.
Ví dụ: không thể nói: vo đầu, gội gạo trong cộng đồng người Việt. Mỗi cá nhân có thể lựa chọn trong kho ngôn ngữ của cả cộng đồng những đơn vị giao tiếp cần thiết để tạo ra những phát ngôn phù hợp với mục đích giao tiếp của mình.
Trong quá trình lựa chọn đó, sự sáng tạo của mỗi cá nhân thể hiện ở việc lựa chọn yếu tố này mà không chọn yêu tố kia. Chẳng hạn, cùng một nội dung miêu tả, mỗi người miêu tả một cách, mỗi người chọn một kiểu diễn đạt ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ: cùng miêu tả lá vàng rơi mùa thu Nguyễn Khuyến dùng lá vàng trước gió khẽ đưa vèo; Lưu Trọng Lư lại nói Lá vàng rơi, lá vàng rơi luyến tiếc; Nguyễn Đình Thi thì miêu tả Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy…

5. Em hiểu thế nào về những cách diễn đạt kiểu như “ngôn ngữ của Nguyễn Tuân”, “ngôn ngữ của Nguyễn Du”?

Những kiểu diễn đạt như “ngôn ngữ của Nguyễn Tuân”, “ngôn ngữ của Nguyễn Du” phải được hiểu là sự vận dụng ngôn ngữ chung (một cách có chọn lọc và sáng tạo) của các cá nhân(tác giả văn học) vào lời nói cụ thể do bản thân mình tạo ra chứ không phải là một thứ ngôn ngữ riêng do cá nhân họ sáng tạo ra.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, cá nhân (nhất là những người nắm được bản chất và đặc điểm của ngôn ngữ mà họ đang sử dụng) có thể sáng tạo ra những cách dùng từ mới, những cách diễn đạt mới làm phong phú, sinh động thêm vốn ngôn ngữ chung. Những sáng tạo về ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học là một ví dụ tiêu biểu cho vấn đề này.

6. Thế nào là nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái của câu trong giao tiếp?

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Nghĩa miêu tả của câu là phần nghĩa biểu thị nội dung sự việc được diễn đạt trong câu. Nó được biểu thị bởi các thành phần ngữ pháp như: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, đề ngữ. Nghĩa tình thái là phần nghĩa biểu thị thái độ, cách đánh giá của người nói với sự việc được nói tới trong câu hoặc với người nghe. Nghĩa tình thái thường được biểu thị bằng các từ tình thái, từ hô đáp, từ cảm thán…

7. Chỉ ra các nhân tố giao tiếp như: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp (rộng và hẹp) hiện thực được nói tới (đề tài giao tiếp) trong cuộc thoại sau:

Tan sương đã thấy bóng người,
Quanh tường ra ý tìm tòi ngẩn ngơ.
Sinh đà có ý đợi chờ,
Cách tường lên tiếng xa đưa ướm lòng:
“Thoa này bắt được hư không,
Biết đâu Hợp-phố mà mong châu về”
Tiếng Kiều nghe lọt bên kia:
“Ơn lòng quân tử sá gì của rơi.
Chiếc thoa nào của mấy mươi,
Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao!”
Cuộc giao tiếp của Thuý Kiều và Kim Trọng trong đoạn thơ.
– Hoàn cảnh giao tiếp rộng là thời đại phong kiến (qua cách nói năng của hai nhân vật giao tiếp: quân tử, điển tích châu về Hợp phố).

Cuộc giao tiếp của Thuý Kiều và Kim Trọng trong đoạn thơ.
– Hoàn cảnh giao tiếp rộng là thời đại phong kiến (qua cách nói năng của hai nhân vật giao tiếp: quân tử, điển tích châu về Hợp phố).

Leave a Comment