Phân tích bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu

Đề bài: Phân tích bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu để thấy được vẻ đẹp của tình đồng đội gian khổ có nhau của những người lính.

Việt Nam ta là một đất nước trải qua biết bao cuộc xâm lược, xâm lăng. Đối mặt với những kẻ thù cường quốc lớn mạnh. Chúng chà đạp lên tự do của dân tộc ta, khiến người dân phải sống trong cảnh lầm than. Nhưng cái tinh thần đoàn kết đã khiến cho sức mạnh của con người Việt Nam ngày càng lớn mạnh hơn, và đẩy lùi biết bao kẻ thù.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ chúng ta thấy rõ hình ảnh của những anh bộ đội cụ hồ. Những người luôn sát bên nhau chiến đấu. Những con người ấy, với tinh thần quật cường ấy đã được khắc họa trong nhiều tác phẩm văn chương.

Tiêu biểu nhất là tác phẩm “Đồng chí” được sáng tác bởi Chính Hữu trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau phân tích bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu để thấy được vẻ đẹp của tình đồng đội của những chiến sĩ sống trong gian khổ.

Phân tích bài thơ "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu
Phân tích bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu

Bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu đã khắc họa lên những hình ảnh vô cùng giản gị về những người lính. Với tình đồng chí đồng đội vô cùng thiêng liêng cao cả. Những con người đó đến từ mọi miền đất nước, xa lạ rồi cũng trở nên thân quen. Họ đến với nhau, tụ lại với nhau theo tiếng gọi của Tổ quốc. Những người lính ấy họ chính là những người nông dân nghèo lam lũ. Nhưng vì đất nước họ sẵn sàng từ giã quên hương lên đường chiến đấu.

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Những con người không hẹn mà gặp, người thì đến từ vùng quê nghèo với những cánh đồng chua, nước mặn. Người thì đến từ những vùng đất khô cằn sỏi đá. Thế mà giờ đây chúng ta cũng đã gặp nhau, những con người chưa từng biết mặt.

“Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”.

Sống với nhau, gắn bó với nhau, cùng với những kỷ niệm đẹp của người lính.

“Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!”

Những kỷ niệm cùng nhau chiến đấu, súng luôn kề vai, sát bên đầu. Rồi đến những đêm tối trời giá rét, chỉ có một tấm chăn mỏng cũng chia sẻ cho nhau. Và trong những khoảng thời gian đó, những con người đó dường như đã trở thành những người bạn tri kỷ. Những người “đồng chí” có sự đồng cảm, hiểu người bạn của mình.

Tấm lòng của họ đối với đất nước thật cảm động. Khi giặc đến các anh đã gửi lại người bạn thân mảnh ruộng chưa cày, mặc kệ những gian nhà bị gió cuốn lung lay để ra đi kháng chiến. Bình thường vậy thôi, nhưng nếu không có một tình yêu đất nước sâu nặng không thể có một thái độ ra đi như vậy.

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay”

Những con người đó, xuất phát từ những người nông dân chân lấm tay bùn. Nhưng họ đã quyết ra đi chiến đấu bởi vì tổ quốc, bởi vì sự tự do. Họ ý thức được “không có gì quý hơn độc lập tự do”. Họ hiểu được nỗi đau của dân tộc của quê hương nếu như bị kẻ thù xâm phạm, chèn ép. Chỉ nghe thấy tiếng đau của quê hương thôi, họ sẽ bỏ lại tất cả, cả ruộng nương, xóm làng. Chỉ đến khi ở nơi kháng chiến người lính nông dân áo vải lại trở mình.

Lòng lại bận tâm lo lắng về mảnh ruộng chưa cày, với căn nhà bị gió lung lay. Nỗi nhớ của các anh là thế: Cụ thể nhưng cảm động biết bao. Người lính luôn hiểu rằng nơi quê nhà người mẹ già, người vợ trẻ cùng đám con thơ đang trông ngóng anh trở về:.

“Giếng nước gốc đa, nhớ người ra lính.”

Trong những tâm hồn ấy, hẳn sự ra đi cũng đơn giản như cuộc đời thường nhật. Nhưng thực sự hành động ấy là cả một sự hy sinh cao cả. Cả cuộc đời ông cha gắn với quê hương ruộng vườn, nay lại ra đi cũng như dứt bỏ đi nửa cuộc đời mình.

Sống tình nghĩa, nhân hậu, hay lo toan cũng là phẩm chất cao đẹp của người lính nông dân. Với họ vượt qua gian khổ thiếu thốn của cuộc sống là điều giản dị bình thường, không có gì phi thường cả.

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,

Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!”

Chính Hữu đã khắc hoạ hiện thực khó khăn mà người lính gặp phải. Đối mặt với những khó khăn đó, những người lính không hề một chút sợ hãi. Những thử thách giữa nơi rừng thiêng nước độc cứ kéo đến liên miên nhưng người lính vẫn đứng vững, vẫn nở “miệng cười buốt giá”. Đó là hình của sự lạc quan, yêu cuộc sống hay cũng là sự động viên giản dị của những người lính với nhau. Những câu thơ hầu như rất giản dị nhưng lại có sức lay động sâu xa trong lòng người đọc chúng ta.

Tuy nhiên từ trong sự bình thường, hình ảnh người lính của Chính Hữu vẫn ánh lên vẻ đẹp rực rỡ của lí tưởng. Sẵn sàng hy sinh vì Tổ Quốc, dũng cảm lạc quan trước hiểm nguy kẻ thù rình rập:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặt tới

Đầu súng trăng treo.”

Một bức tranh đơn sơ, tĩnh lặng với những sự khắc nghiệt của điều kiện “rừng hoang sương muối” làm buốt lạnh bất kỳ ai. Và trong cái không gian đó nguy hiểm luôn rình rập. Nhưng không sao cả, những người lính đã đứng bên cạnh nhau với sự cảnh giác cao độ. Hình ảnh những đầu mũi súng hướng lên trong đêm trăng có cảm tưởng như ánh trăng đang treo trên đầu súng. Hình ảnh này hiện lên thật đẹp, thật lãng mạn. Nhưng nó cũng thể hiện tâm thế của những người lính thực sự lớn lao, họ đang cống hiến xả thân mình vì tổ quốc. trước mọi sự khó khăn họ vẫn ung dung và hiên ngang chờ đợi kẻ thù tới.

Hình tượng người lính đó thật đẹp trong cái đêm trăng tại nơi rừng hoang sương muối với hình ảnh “Đầu súng trăng treo”. Nhưng nếu xét toàn thể bài thơ, chúng ta sẽ thấy được vẻ đẹp tuyệt vời nhất đó chính là tình “đồng chí”, đồng đội của những người chiến sĩ nghèo du không quê hương. Nhưng chung tình giai cấp, chung lý tưởng chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc…

Những điểm chung giữa họ, như một thứ keo sơn gắn chặt nối liền cuộc đời những người lính lại với nhau. Tạo nên hai tiếng “đồng chí” thực sự thiêng liêng và khiến chúng ta phải cảm phục. Những con người đó đã cùng nhau trải qua bao khó khăn, những đêm tối buốt lạnh tại rừng hoang. Những đêm ngủ cùng nhau chung tấm chăn mỏng, lo lắng cho nhau từng con sốt, chăm sóc những người đồng đội của mình…

Chính vì cái tình “đồng chí” ấy những người lính đã vượt qua mọi gian nan thử thách.

Kết thúc bài thơ là hình ảnh những người lính đứng cạnh nhau trong rừng hoang với hình ảnh “đầu súng trăng treo” nó tạo ra hình ảnh vô cùng đẹp. Với tư thế hiên ngang bất chấp mọi hiểm nguy của những người “đồng chí” đã và đang cùng nhau chiến đấu. Tác giả Chính Hữu có lẽ cũng đã trải qua cái đời lính này, chứng kiến những sự đau thương mất mát. Cùng chia sẻ ngọt bùi với những người đồng đội. Với những nhiệt huyết trong tim nung nấu chiến đấu vì độc lập dân tộc…

Thế nên ông mới có thể vẽ nên những hình ảnh thật đẹp về người lính. Rất bình dị nhưng thực sự khiến người ta phải xúc động qua bài thơ “Đồng chí”.

Tải toàn bộ bài về máy

Download “Phân tích bài thơ "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu”

PlUub – Downloaded 824 times –

Xem thêm:
– Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận
– Phân tích và nói lên cảm nhận về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
– Phân tích và nói lên những cảm nhận về bài thơ “Viếng Lăng Bác”