Phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.

Đọc truyện ngắn “Làng” của Kim Lân, ta cảm nhận được tình yêu làng quê và tình yêu đất nước của ông Hai, tình yêu ấy lại càng được bộc lộ sâu sắc và rõ nét nhất khi ông Hai nghe tin làng chợ Dầu làm Việt gian cho Tây.

Phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc
Phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

Cái tin dữ làng ấy làm Việt gian đến với ông quá đột ngột khiến ông sững sờ, bàng hoàng và sửng sốt: “Cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”, cơ mà những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại còn “vừa ở dưới đấy lên” thì khiến ai nghi ngờ được.

Xem thêm>>> Phân tích tinh thần dân tộc Việt Nam qua những chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam

Nỗi bất hạnh bỗng chốc đổ sụp xuống đầu ông, dường như không thể tin nổi vào cái tin quá nỗi đau lòng ấy, cái làng Dầu kháng chiến mà ngày đêm ông nhớ nhung giờ đây đã theo Tây ư? Băn khoăn nghi ngờ, ông chỉ dám lấp lửng hỏi lại và đến khi được xác nhận thông tin, ông đau đớn như chết đi một nửa.

Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân nhìn đàn con, “nước mắt ông lão cứ giàn ra”, bao nhiêu điều tự hào về quê hương giờ chỉ còn là nỗi xấu hổ uất ức. Ông lão căm phẫn rít lên: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái going Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”.

Ông cảm thấy như chính mình cũng đang mang nỗi nhục của một kẻ bán nước theo Tây. Phải yêu quê hương lắm, ông mới khổ tâm đau xót đến như thế, phải gắn bó máu thịt với quê hương lắm thì ông mới có cảm giác nhục nhã đến thế này. Cái tin làng Dầu theo giặc đã trở thành nỗi ám ảnh day dứt, vò xé tâm can ông Hai.

Xem thêm>>> Phân tích và nói lên những cảm nhận về bài thơ “Viếng Lăng Bác”

Nỗi tủi hổ khiến ông không dám ló mặt ra đường, suốt mấy ngày ông chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình. Lúc nào ông cũng nơm nớp lo sợ tưởng như người ta đang để ý, đang bàn tán đến cái “chuyện ấy”. Hễ thấy đám đông nhắc đến hai từ “Việt gian”, “cam-nhông” là ông lại lủi vào một góc nhà đên nom khổ sở, tội nghiệp.

Nhưng chính vào lúc này, tình yêu làng trong con người ông lại được bộc lộ rõ hơn bao giờ hết. Nỗi đau đớn dằn vặt đến tận cùng vì cái tin làng Dầu theo Tây đã khiến ông rơi vào cuộc xung đột nội tâm giữa việc chọn làng quê hay tổ quốc.

Đã có lúc ông thoáng nghĩ: “Hay là quay trở về làng”, nhưng ngay lập tức ông phản đối luôn: “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ lại cụ Hồ” để rồi ông lại quyết định một cách đau đớn nhưng dứt khoát: “làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Như vậy, tình yêu làng quê dẫu có mãnh liệt, thiết tha đến đâu cũng không thể nào mạnh hơn tình yêu tổ quốc. Và với ông Hai, việc yêu nước đã chi phối bao trùm lên tình yêu làng.

Xem thêm>>>  Phân tích cảnh ra khơi ở khổ thơ đầu bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận

Cảm thấy đau khổ, ông Hai không biết tâm sự với ai ngoài đứa con nhỏ. Dù ông thù cái làng Dầu bán nước nhưng thẳm sâu trong trái tim ông, ông vẫn còn yêu làng, vẫn gắn bó máu thị với làng. Và vẫn muốn khắc sâu vào trái tim bé nhỏ của con tình cảm với làng, với kháng chiến, với cụ Hồ.

Đó chính là tấm lòng chung thủy trước sau như một của ông. Ông vẫn tin rằng: “Anh em đồng chí biết cho bố con ông”, “cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”. Sự trung thành của ông với lãnh tụ, với kháng chiến cũng là lòng trung thành của triệu triệu người dân Việt Nam. Đó là một tình cảm hết sức sâu sắc, kiên định và không thay đổi.

Hãy chia sẻ bài viết này đến mọi người để cùng bình luận, tham khảo nhé. Đến với kho văn hay bạn sẽ được khám phá thêm nhiều điều về văn học Việt Nam và Thế giới.