Phân tích tấn bi kịch của người tri thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ trong truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao

Đề bài: Phân tích tấn bi kịch của người tri thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ trong truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao.

Bài làm:

Là một nhà văn lớn, Nam Cao rất rõ ý thức về quan niệm nghệ thuật của mình. Với Nam Cao “chủ nghĩa hiện thữ trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ, mới thật sựu tự giác đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác của nó”.  Các truyện “Trăng sáng”, “Đời thừa”, “Đôi mắt” xem như những tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao, nhà văn coi viết văn là một công việc lao động cao quí, đầy trách nhiệm. Nhà văn phải là người có lương tâm, có nhân cách, không được viết cẩu thả, chạy theo đồng tiền. Văn học phải phản ánh chân thực và sâu sắc đời sống cực khổ của nhân dân trên tinh thần nhân đạo, chủ nghĩa.

Truyện ngắn “Đời thừa” đăng trên “Tiểu thuyết thứ bảy” là một trong những sáng tác xuất sắc nhất của Nam Cao. Truyện phản ánh đời sống cực khổ, bế tắc của người trí thức trong xã hội cũ trước Cách mạng tháng Tám. Đặc biệt, tác phẩm phản ánh nỗi đau tinh thần, sống chết với tư cách con người.

Nhân vật chính của truyện là nhà văn Hộ, Hộ là một nhà văn có tài, có hoài bão lớn. Tuy cực khổ, nhưng “đói rét không có nghĩa lí gì đối với gã trẻ tuổi say mê lí tưởng… Hắn khinh những lo lắng tủn mún về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở… Đối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả… Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời…”.

Quan niệm của người cầm bút chân chính như thế thật là đúng đắn và đẹp đẽ. Cái hoài bão lớn ấy của Hộ chứng tỏ Hộ là một con người say mê nghệ thuật và dầy trách nhiệm với ngòi bút của mình. Dù biết:

“Cuộc đời cơ cực giơ nanh vuốt

Cơm áo không đùa với khách thơ”

Hộ vẫn viết thận trọng, chấp nhận cuộc sống vật chất cực khổ để mong muốn viết được một tác phẩm thật giá trị. “Nó chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần hơn người hơn”.

Hộ cũng là một con người giàu tình thương. “Hộ đã cúi xuống nỗi đau khổ của Từ, Hộ đã cúi xuống và đã đưa một bàn tay cầm lấy cái bàn tay mềm yếu của Từ, giữa lúc Từ đau đớn không bờ bến”. Lấy từ làm vợ, Hộ đã phải vất vả vật lộn để nuôi sống vợ, mẹ vợ và sau đó là những đứa con, phair lo kiếm tiền, phải “lo lắng liên miên về vật chất” để nuôi sống cả một gia đình.

Con người giàu tình thương và con người khao khát lí tưởng trong Hộ, một nhà văn tâm huyết và có tài, lẽ ra phải được vui sướng, phải góp cho đời được những tác phẩm, những đứa con tinh thần đáng yêu. Thế nhưng cuộc đời thực với cơm áo, tiền bạc đã không cho phép Hộ làm được như thế. Trong văn chương, Hộ phải bẻ cong ngòi bút để viết vội vàng, cẩu thả, “rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn kí tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng vò nát và mắng mình như một thằng khốn nạn”. Hộ viết toàn những điều nhạt nhẽo, vô vị, nông cạn, chẳng đem một chút mới lạ cho văn chương, cốt để kiếm tiền nuôi sống mình và vợ con mình. Mặt khác, Hộ không lo được cho vợ con, mặc dù có lúc Hộ muốn là kẻ tàn nhẫn, là kẻ vô trách nhiệm, mà có lúc Hộ đã tàn nhẫn với Từ, bỏ liều những đứa con thơi rồi. Trong cơn bĩ cực của đời thường, Hộ đã ném tất cả sự hờn giận của mình, với đời, với vợ con vào những cơn say, để rồi như kẻ loạn trí, Hộ dọa Từ, đuổi Từ và khi đã la hét chán, hắn đi ngủ.

Bi kịch tinh thần của Hộ, nỗi đau đớn và nỗi đau chính là ở đó. Là nhà văn có tài, có lương tâm, Hộ phải đối phó với cuộc sống để tạo ra những tác phẩm vô vị, nhạt nhẽo, là người giàu tình thương, vốn đã từng nghĩ “không thể bỏ lòng thương”, vì “hắn là người, chứ không phải là một thứ quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái”, vốn xã định “kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”, thế nhưng cũng có nhiều lúc hắn không cán nỗi gia đình, để vợ con phải khổ sở nheo nhóc, hắn dọa đuổi tất cả mấy mẹ con Từ ra khỏi nhà. Trong cơn say, có lần hắn đã “gõ gõ một ngón tay vào trán Từ và dọa như người ta dọa trẻ con: Mấy đứa kia đều đang vật một nhát cho chết nốt…”.

Thế rồi, Hộ lại vui sướng khi nghĩ đến văn chương, Hộ cho rằng: “ một tác phẩm thật giá trị, phải vươn lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người”. Hộ say sưa nghĩ đến “chỉ viết một quyển” trong đời mình, “nhưng quyển ấy sẽ ăn giải Nobel và dịch ra đủ mọi thứ tiếng trên toàn cầu!”. Hộ khóc với vợ và cố nói qua tiếng khóc: “Anh… anh… chỉ là… một thằng… khốn nạn! – một thằng khốn nạn…!”.

Hộ hiểu rằng, muốn thoát khỏi tình trạng “Đời thừa”, chỉ còn một cách, thoát li vợ con, rũ bỏ trách nhiệm gia đình, để rảnh rang theo đuổi nghiệp văn chương. Nhưng vốn là con người nhân hậu, Hộ không thể bỏ được lòng thương, Hộ đành hi sinh hoài bão nghệ thuật để dữ lấy tình thương. Nhưng thật đau đưosn, cái đau đớn âm thầm làm cho Hộ khổ, Hộ vẫn phải sống “Đời thừa” mà anh không muốn. Bi kịch tinh thần lớn lao nhất của người nghệ sĩ là ở chỗ đó.

Bi kịch tinh thần, bi kịch đời thường của Hộ cũng chính là của Nam cao và biết bao nhà văn khác. Xã hội cũ đầy rẫy bất công, ngột ngạt, bế tắc đã dồn biết bao lớp người vào chân tường, tước đi của họ cái nhân bản vốn có, cướp đi của họ cái hoài bão, đem tài năng phục vụ nhân sinh, phục vụ nghệ thuật chân chính, làm đảo điên cái nhân cách làm người của họ. “Đời thừa” vì thế đã phơi bày sự xấu xa của xã hội, là tiếng rên xiết cảu bao nhiêu người trí thức thời ấy.

Với “Đời thừa” và hàng loạt tác phẩm phản ánh về người trí thức như “Sông mòn””, “Trăng sáng”, và sau này là “Đôi măt”, nhà văn Nam Cao đã miêu tả khá đậm nét đời sống cuuar người trí thức, nỗi đau đời sống hàng ngày và nỗi đau nhân thế của họ. Tác phẩm như một bản cáo trạng, một lời kêu gọi thiết tha: “Phải thay đổi các cuộc đời ngột ngạt đó đi, để cứu lấy con người, cứu lấy sự sống!”.

Tải về máy>>>

Download “Phân tích tấn bi kịch của người tri thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ trong truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao”

3WH8P – Downloaded 651 times –