Đề bài: Trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, Huấn Cao và viên quản ngục ở vị trí hoàn toàn đối lập nhưng vẫn có thể nói họ là tri âm tri kỉ của nhau. Hãy phân tích tác phẩm để làm rõ điều đó.
Nguyễn Tuân là một người yêu cái đẹp và ông đã dành cả cuộc đời để đi tìm cái đẹp. Trên chặng đường hăng say tìm kiếm, ông đã có tác phẩm “Chữ người tử tù” – một chân dung chứa đựng vẻ đẹp toàn mỹ và cho ta biết rằng dù trong bất kì hoàn cảnh nào, cái đẹp vẫn luôn tỏa sáng và người yêu cái đẹp vẫn đáng được trân trọng.
Xem thêm>>> Phân tích nhân vận Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân
Trong một vài tác phẩm của mình, Nguyễn Tuân thường miêu tả nhân vật như một người nghệ sĩ yêu cái đẹp. Và các nhân vật trong tác phẩm “Chữ người tử tù” cũng được ông dựng lên theo hình tượng đó. Huấn Cao là người đúng đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình. Trước khi chịu án tử hình, ông bị giam tại một nhà tù.
Khi vị quản ngục ở nhà tù này nhận được trát, ông đã sắp xếp cho Huấn Cao ở phòng giam sạch sẽ và thường xuyên thiết đãi Huấn Cao, vì ông là một người yêu thư pháp và ngưỡng mộ những người viết chữ đẹp như Huấn Cao. Sở nguyện của quản ngục chỉ đơn giản là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ra khinh miệt quản ngục và những hành động của ông, nhưng khi đã hiểu được tấm lòng của quản ngục, ông đã quyết định cho chữ vào đêm ngay trước hôm ông bị chém đầu.
Tuy có cùng chí hướng, đam mê nhưng họ lại gặp nhau trong hoàn cảnh vô cùng éo le. Một người là tội phạm bị giam giữ, người kia là viên quản ngục tại chính nhà giam ấy. Trên bình diện xã hội, họ ở vị trí hoàn toàn đối lập, nhưng trên bình diện nghệ thuật, họ lại là tri âm tri kỉ của nhau. Chính sự mâu thuẩn ấy đã khiến cho tình huống chuyện trở nên kịch tính hơn. Kéo theo đó, tính cách từng nhân vật cũng được bộc lộ rõ hơn và chủ đề tư tưởng của truyện được thể hiện một cách sâu sắc.
Huấn Cao, tuy là đứng đầu sự kiện chống triều đình nhưng trong giới nghệ thuật, ông lại là một nghệ sĩ nổi tiếng về viết thư pháp. Khi Huấn Cao còn chưa xuất hiện, tài năng của ông đã được nhắc đến qua cuộc nói chuyện giữa quản ngục và thầy thơ lại. “Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?”, “Thế ra y văn võ đều tài cả”, “…giả thử tôi là đao phủ, phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiêng tiếc”.
Không chỉ có thế, tài viết chữ của ông còn được miêu tả trực tiếp qua sự ngưỡng mộ, hành động biệt đãi và sở nguyện của quản ngục. Tài giỏi là vậy nhưng Huấn Cao cũng vô cùng kiêu bạc. Trong đời, ông chỉ cho chữ đúng ba lần là ba người bạn thân của mình. Sau này cả quản ngục nữa là bốn người. Khi mới đến nhà giam, bị bọn lính canh châm chọc, ông vẫn tỏ ra lạnh lùng, thản nhiên.
Dù là tù nhân, nhưng khi được biệt đãi, ông vẫn thản nhiên dùng rượu thịt như đó là lẽ đương nhiên vậy. Còn sau khi đã cho chữ quản ngục, ông còn chân thành khuyên quản ngục nên trốn về quê ở ẩn, rời xa chốn quan trường. Phải nói rằng Huấn Cao luôn giữ vững hình tượng của người quân tử :
“Phú quý bất năng dâm
Bần tiện bất năng di
Uy vũ bất năng khuất”
Không chỉ có vậy, ông còn là người có thiên lương trong sáng. Đối với việc cho chữ, ông không màng danh lời mà cho chữ bừa bãi mà chỉ chỗ tri kỉ và xứng đáng. Với quản ngục, lúc đầu khi chưa thực sự hiểu tấm lòng, ông đã tỏ sự khinh thường quản ngục. Tuy nhiên sau khi suy nghĩ, cuối cùng ông cũng đã thấu hiểu, kính nể sự am hiểu về nghệ thuật chơi chữ của quản ngục, ông cũng đã thừa nhận thiên lương cao đẹp của quản ngục.
Xem thêm>>> Phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” trong chùm thơ của Nguyễn Trãi
Ngoài Huấn Cao, quản ngục cũng là nhân vật góp phần tạo nên các tình huống trong truyện. Dù ở trong môi trường tăm tối, đầy tội ác, nhưng quản ngục vẫn luôn giữ được sự nho nhã, yêu cái đẹp, vậy nên ông cũng vô cùng trọng tài năng. Ước mơ lớn nhất trong đời của ông là có chữ của Huấn Cao để treo trong nhà.
Vì sự hâm mộ to lớn của ông dành cho Huấn Cao nên ngay khi nhận được tù nhân là Huấn Cao, ông đã đặc biệt cho người quét dọn riêng cho Huấn Cao, còn ngày ngày mang rượu thịt đến biệt đãi. Ông biết việc ông làm là đi ngược lại với phép nước, là phản vua, nhưng ông vẫn mạo hiểm làm vì tình yêu nghệ thuật của mình. Cũng như Huấn Cao, quản ngục cũng là con người nhân hậu, lương thiện.
Ở trong tù điều kiện vô cùng khó khăn và khắc nghiệt nên ông luôn tìm mọi cách để giúp huấn ca được thoải mái nhất có thể trong những ngày chịu án. Vì lòng thương người rộng lớn, khi nhận được trát tử hình của Huấn Cao, ông lo lắng, tái nhợt mặt khi nghĩ đến việc con người nghệ sĩ ấy phải chịu án chém, đáng tiếc cho nhân loại và nền nghệ thuật khi phải mất đi một người tài hoa đến như vậy.
Một nhân vật không thể thiếu trong truyện chính là thầy thơ lại, người đã góp phần giúp Huấn Cao hiểu được tấm lòng của quản ngục. Cũng như quản ngục, ông cũng là người vô cùng trọng tài năng và có tấm lòng nhân hậu. Ông tỏ ý tiếc vì những người tài giỏi như Huấn Cao lại đi làm giặc, rồi ông cũng thấy xót xa nếu những người tài hoa như vậy lại bị xử chém.
Khi quản ngục nhờ ông nhiệt tình tham gia giúp đỡ kế hoạch dành cho Huấn Cao. Ông làm mọi việc dù là nguy hiểm chỉ để giúp quản ngục và Huấn Cao. Trong những ngày ngắn ngủi cuối cùng của Huấn Cao, ông cũng tỏ ra xúc động, nuối tiếc một nghệ sĩ tài giỏi.
Xem thêm>>> Làm rõ về tình yêu qua hai khổ thơ đầu bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh
Chi tiết đặc sắc nhất trong cả tác phẩm chính là cảnh Huấn Cao cho chữ quản ngục ngay tại phòng giam của mình. Đoạn cho chữ nằm ở phần cuối tác phẩm. Ở vị trí này tình huống truyện được đẩy lên đến đỉnh điểm vì viên quản ngục nhận được công văn về việc xử tử những tên phản loạn, trong đó có Huấn Cao.
Do vậy cảnh cho chữ có ý nghĩa cởi nút, giải tỏa những băn khoăn, từ đó toát lên những giá trị lớn lao của tác phẩm. Chính tác giả đã công nhận ngay trong tác phẩm rằng “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Thật vậy, việc cho chữ vốn là một việc thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật nhưng lại diễn ra trong một không gian tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt, hôi hám của buồng giam nhà tù: “tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián”. Cái đẹp nổi bật giữa chốn nhơ nhuốc, thiên lương cao đẹp tỏa sáng ở chính nơi dành cho tội ác và cái xấu.
Dù tay chân vướng xiềng xích cổ đeo gông nhưng Huấn Cao vẫn say mê uyển chuyển đưa từng nét chữ trên tấm lụa. Giữa chốn tù ngục tàn bạo ấy, những con người tài hoa đại diện cho thiên lương lên làm chủ. Đó chính là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, cái thiện với cái ác.
Cảnh cho chữ trong “ Chữ người tử tù” đã kết tinh tài năng , sáng tạo và tư tưởng độc đáo của Nguyễn Tuân. Tác phẩm đã ca ngợi những phẩm chất cao quý của hình tượng nhà nho coi trọng cái đẹp, coi trọng thiên lương và nhân cách con người. Đồng thời ca ngợi cái đẹp và sức mạnh của cái đẹp.
Không chỉ có vậy, tác giả còn tái hiện lại khung cảnh của cuộc sống vùng Bắc Bộ trước Cách mạng Tháng Tám. Đan xen vào đó ông cũng kín đao bày tỏ cái đau xót chung cho cái đẹp chân chính, đích thực đang bị hủy hoại. Tác phẩm góp lên tiếng tố chế độ cũ, không những không giữ lại người tài mà còn đẩy họ vào bước đường cùng, một xã hội vô nhân đạo, chỉ dung túng cho những thói hư tật xấu của con người.
Với giọng kể cổ kính, nhịp trầm buồn và những câu văn dài, từ ngữ cổ, tác giả đã biến “Chữ người tử tù” thành một bài ca bi tráng về tài năng, thiên lương và nhan cách cao cả của con người. Bằng nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh như một thước phim quay chậm.
Từng hình ảnh, từng động tác dần hiện lên dưới ngòi bút đậm chất điện ảnh của Nguyễn Tuân. Cùng tình yêu to lớn đối với nghệ thuật của mình, Nguyễn Tuân đã khiến tác phẩm “Chữ người tử tù” trở thành tác phẩm sẽ còn lưu mãi trong người đọc.
Tác phẩm là sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, ảnh sáng đã lấn át bóng tối, làm hiện lên nhân cách tốt đẹp của con người, cũng với tình yêu nghệ thuật của con người. Có thể nói rằng, nghệ thuật hay cái đẹp đã giúp cảm hóa con người để trở về với cái thiện và thiên lương.
Xem thêm>>> Tinh thần tương thân tương ái của người Việt Nam qua đại dịch Corona