Học tốt Ngữ Văn 12: Luyện tập vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận

Bài 7: Luyện tập vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận

– Củng cố vững chắc hơn kiến thức, kĩ năng về các thao tác lập luận đã học.

+ Chứng minh
+ Quy nạp
+ Diễn dịch
+ Giải thích
+ Loại suy
+ Phân tích
+ Tổng hợp
+ Nêu giả thiết, nêu phản đề
+ So sánh
+ Bình luận
– Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để viết được một văn bản nghị luận ngắn về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học.

BÀI TẬP

Câu 1. Viết một văn bản nghị luận ngắn, trong đó vận dụng kết hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau để trình bày quan điểm ý kiến của mình về: Nét đặc sắc mà em đã phát hiện từ một bài thơ (một thiên truyện, một kịch bản văn học).

Văn bản “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi:
Phân tích bốn câu thơ:

“Nước chúng ta
Nước những người chưa hao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất.
Những buổi ngày xưa vọng nói về”.

Bốn câu thơ cuối bỗng trầm lắng, chuyển mạch thơ vào bên trong thành những suy tư sâu sắc vẽ những truyền thống bất khuất của dân tộc:

“Nước chúng ta….vọng nói về”.

 

Xem thêm>>> Đề tham khảo và hướng dẫn chấm Văn lớp 12: Đọc hiểu, viết đoạn văn và phân tích 

Ba chữ nước chúng ta” đứng riêng một câu thơ, gây một cái sốc tiết tấu: nhạc thơ đang lan tỏa bổng dồn tụ, tình thơ đang phơi phới bỗng lắng đọng suy tư.
Ba chữ gọn, chắc ấy còn mở ra một tư thế “nước những người chưa bao giờ khuất”. Cụm từ “chưa bao giờ khuất” chuyển tứ thơ không gian sang tứ thơ thời gian, xuyên suốt bốn ngàn năm lịch sử, dựng tư thế bất khuất của cả dân tộc.
Câu thơ mang một sức mạnh lí giải: cuộc kháng chiến hôm nay đã được tích tụ năng lượng từ trong sâu thẳm truyền thống anh hùng của dân tộc. Hai chữ “rì rầm” – đắt giá đã lột tả hết niềm tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông từ ngàn xưa vang vọng lại:

“Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất.
Những buổi ngày xưa vọng nói về”.

Rì rầm là âm thanh thì thầm sâu lắng của đất đai, phải thật “tĩnh tâm” lắm mới nghe được. Rì rầm còn thể hiện một cái nhìn sâu sắc về đất nước, bởi lẽ âm thanh ấy vọng lên từ không gian “đêm đêm…. tiếng đất”, âm thanh ấy còn vọng lên từ thời gian “…ngày xưa vọng nói về”.
Hai chữ “ngày xưa” chứa trong đó bao sự kiện lịch sử: có vinh quang, có cay đắng, có hạnh phúc, có đau thương, có nụ cười, có nước mắt… Cho nên đây không phải là âm thanh thính giác mà là âm thanh linh giác, đã chuyển cái nhìn đất nước từ hữu hình: cánh đồng, ngã đường, dòng sông… sang cái vô hình: truyền thống dân tộc.
Vì thế, hai chữ “rì rầm” là sự phát hiện sâu sắc về cuộc gặp gỡ giữa quá khứ và hiện tại, phát hiện ra cái vạn biến của hoàn cảnh và cái bất biến của truyền thống dân tộc. Đây là hai câu thơ độc đáo, tác giả đã hình tượng hóa được truyền thống anh hùng của dân tộc. Thể hiện được yêu tố chính xác cụ thể và ý nghĩa tượng trưng khái quát sâu xa.
* Đánh giá:
Đoạn thơ trên nằm trong “Đất nước” tạo nên hai ấn tượng sâu sắc cho người đọc:
– Ấn tượng về chất thơ riêng của Nguyễn Đình Thi: tài hoa, sâu lắng, thiết tha. Nếu coi thơ là khoảng trống giữa các từ thì “Đất nước” của Nguyên Đình Thi rất hợp với định nghĩa ấy.
– Ấn tượng bởi cảm xúc lớn, cảm xúc về đất nước tinh tế mà sâu xa.
Với những lập luận trên – bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi xứng đáng được đặt vào vị trí danh dự của thơ ca kháng chiến Việt Nam.

Câu 2. Bàn về vai trò, tác dụng của sách, nhà văn M. Gooc-ki viết:

“Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”.
Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.Với đề văn trên em hãy:
a. Xác định những yêu cầu của đề bài.
b. Lập dàn ý cho đề bài.
c. Tìm ý, lập ý cho đề.

a. Xác định những yêu cầu của đề bài:

– Về cách thức nghị luận: Đề ra thuộc kiểu bài nghị luân hỗn hợp: giải thích + bình luận.
– Về nội dung nghị luân:
+ Vấn đề nghị luận: vai trò, tác dụng của sách: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”.
+ Phạm vi nghị luận: Vai trò, tác dụng của sách đối với đời sống tinh thần của con người.

b. Câu hỏi tìm ý, lập ý:

– Sách là gì?
– Vì sao sách lại mở rộng ra những chân trời mới? Chân trời mới ở đây bao hàm ý nghĩa gì?
– Vai trò, tác dụng của sách như thế nào?
– Tác dụng của sách có điều kiện không? Sách tốt thì tác dụng thế nào, sách xấu thì thế nào?
– Thái độ của bản thân đối với việc đọc sách?

c. Dàn ý chi tiết:

2.1. Giới thiệu

a. Sách:
– Là kho tàng tri thức của nhân loại.
+ Về thế giới tự nhiên.
+ Về đời sống xã hội và con người.
– Là sản phẩm tinh thần của nhân loại:
+ Kết quả lao động của tri thức.
+ Loại văn hóa phẩm có giá trị đặc biệt.
+ Thể hiện nền văn minh nhân loại.

b. Sách mở rộng ra những chân trời mới.
– Chân trời mới: (sách mở ra trước mắt) những tri thức, những hiểu biết mới mẻ, kì diệu.
– Sách giúp ta hiểu biết mọi lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.
– Sách giúp ta vượt không gian, thời gian để hiểu biết:
+ Trong nước, ngoài nước, đông, tây, nam, bắc.
+ Quá khứ, hiện tại, tương lai.
– Sách giúp ta hiểu biết thế giới bên trong của con người.
+ Niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, khổ đau, khát vọng, ước mơ của con người.
+ Đâu là hạnh phúc, đâu là đau khổ…
+ Mình là ai, có mối quan hệ như thế nào với người khác…
2.2. Bình luận.
a. Bình: Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến.
b. Luận.
– Sách tốt: phản ánh đúng, chân thực, khách quan hiện thực.
+ Giúp nâng cao tầm hiếu biết về tự nhiên cũng như xã hội, về: chân, thiện, mĩ.
+ Giúp khám phá ra chính bản thân mình.
+ Chắp cánh ước mơ, sáng tạo cho con người.
+ Giúp tâm hồn con người ngày càng phong phú hơn, độ lượng hơn, trong sáng hơn, cao thượng hơn.
+ Giúp các dân tộc hiểu biết nhau hơn, gần gũi nhau hơn.
– Sách xấu: bóp méo, xuyên tạc sự thật, hiện thực.
+ Gây hoài nghi, thù hận.
+ Khơi gợi những bản năng, những dục vọng thấp hèn.
+ Đề cao bạo lực, gian trá, độc ác.
+ Làm cho con người trở nên mê muội, ích kỉ, đồi trụy, hạ thấp phẩm giá con người.
– Thái độ đối với việc đọc sách và sách.
+ Tạo thói quen đọc sách, duy trì sự hứng thú đọc sách.
+ Phải biết chọn sách để đọc.
+ Phê phán những sách xấu, những người chủ trương thương mại sách với mục đích kinh doanh, lợi nhuận bất chấp những tác hại của nó.

Câu 3. Viết văn bản nghị luân ngắn về một nội dung kiến thức ngữ văn cần được tìm hiểu sâu hơn, kĩ hơn.

Kiểu bài phân tích nhân vật trữ tình.
Trong tác phẩm trữ tình, nhân vật trữ tình được thể hiên qua “cái tôi trữ tình”, ta gọi là chủ thể trữ tình

1. Chủ thể trữ tình xưng “tôi” (và các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất như: anh, em, con, cháu, ta, mình…) bộc lộ, bày tỏ trực tiếp cảm xúc, tâm trạng của mình.
+ Tôi dang tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ.
(Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)

+ Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ.
Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nỗi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
(Tiêng hát con tàu – Chế Lan Viên)

+ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lừa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
(Bếp lửa – Bằng Việt)

– Có khi chủ thể xưng tên:
+ Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi.
Này của Xuân Hương mới quệt rồi.
(Mời trầu – Hồ Xuân Hương)

– Có khi chủ thể ngôi thứ nhất số nhiều:
+ Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau từ hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ thuở một hai…

2. Chủ thể hóa vào khách thể.
– Lời con hổ trong vườn bách thú:
“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa”.
(Nhớ rừng – Thế Lữ)
– Lời người con gái Bắc Giang đi phá đường trong kháng chiến chống Pháp trong bài “Phá đường” – Tố Hữu.
3. Chủ thể ẩn: tiếng nói chủ thế ẩn đằng sau cảnh vật, khách thể, bao gồm cả người
+ “Đêm nay Bác không ngủ”. (Minh Huệ)
+ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. (Phạm Tiến Duật)
Như vậy phân tích tác phẩm trữ tình thường cũng có nghĩa là phân tích nhân vật trữ tình, phân tích những cảm xúc, suy nghĩ tâm trạng… của nhân vật trữ tình. Từ những điều đó ta suy ra ý nghĩa, tư tưởng của tác phẩm.
Trong phân tích nhân vật trữ tình cũng cần nhớ rằng: mặc dù những cảm xúc, suy nghĩ tâm trạng… của nhân vật trữ tình thuộc về chủ quan nhưng không phải vì thế mà không dính dáng gì đến thế giới khách quan. Bởi vì cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ… của nhân vật trữ tình bao giờ cũng là những cảm xúc suy nghĩ trước một hiện tượng thiên nhiên, xã hôi, con người thuộc về thế giới khách quan.
Do đó, phân tích nhân vật trữ tình, một mặt phải làm nổi bật cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng chủ quan, nhưng mặt khác cũng phải thấy được những nét khách quan được cảm nhận qua sắc thái chủ quan của tâm hồn tác giả. Phân tích nhân vật trữ tình là phân tích “cái tôi trữ tình” những cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật trữ tình thể hiện qua tứ thơ, hình ảnh thơ, âm thanh, nhạc điệu thơ… theo phương pháp như kiểu bài phân tích tác phẩm văn học.

Leave a Comment