Đề bài: Bệnh thành tích trong xã hội hiện nay được hiểu như thế nào?
Thành tích, thành tựu trong cuộc sống ai chẳng muốn hướng tới, đạt tới. Bản thân mỗi con người chúng ta rất mong có được những thành tích tốt, những lời ngợi khen từ người khác. Nhưng để có thể nhận thức được đâu là thành tích thực sự, đâu là thành tích hư danh thì đối với nhiều người không hề đơn giản.
Cái thành tích hư danh, thành tích ảo ngày càng đang lan rộng ra và ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự phát triển của xã hội. Bệnh thành tích trong xã hội hiện nay được hiểu như thế nào? Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau làm rõ.
Bệnh thành tích không phải là một căn bệnh xét về mặt tư duy của con người. Luôn mong muốn có những thành tích tốt về mình bất kể thành tích đó là thành tích ảo. Và để có được những thành tích đó. Họ bất chấp việc gian lận, hay thậm chí là làm những việc trái với đạo lý. Bất chấp mọi thứ như thế nào và miễn sao có được thành tích đã ăn sâu vào tâm trí của họ như một căn bệnh.
Một xã hội phát triển, luôn có những thành tự đáng kể được tạo bởi chính mỗi con người. Những con người đó có khả năng phát huy khả năng ưu việt, trí tuệ của mình trong lĩnh vực nào đó. Và những thành tích họ đạt được thực sự đáng ghi nhận. Thế nhưng cũng chính vì sự phát triển đó, đã khiến nhiều kẻ chỉ vì muốn có được thành tích mà không chịu cố gắng, không chịu nỗ lực. Lúc nào cũng chỉ nghĩ ra những việc làm sai trái để có thể có được thành tích.
Xem thêm>>> Nghị luận “Vợ nhặt” của Kim Lân để thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc
Một biểu hiện dễ thấy nhất đó là Bệnh thành tích trong giáo dục. Các thầy cô muốn thành tích cao cho trường, cha mẹ muốn thành tích tốt cho con mình. Khi còn đương nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục, ông Nguyễn Thiện Nhân đã từng nói:
“ Các thầy cô, các trường ham muốn thành tích bằng kết quả thi cử cao. Và hàng chục triệu phụ huynh, gia đình học sinh chính là đồng tác giả của bệnh thành tích”.
Suy nghĩ của mình về bệnh thành tích trong xã hội hiện nay
Phụ huynh muốn con em mình điểm cao mà sẵn sàng đưa tiền bồi dưỡng các thầy cô. Thầy cô vì muốn học trò được điểm cao lấy thành tích cho trường mà mua chuộc giám thị. Chúng ta biết rằng kết quả thi cử của học sinh sẽ là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên và nhà trường. Từ đó nếu có một kết quả thi tốt của học sinh, thầy cô sẽ được khen thường, nâng lương,…
Và những phụ huynh học sinh cũng có được một bảng điểm đẹp cho con em mình. Ai cũng được lợi. Bên cạnh những phụ huynh thực sự muốn con em mình đi lên bằng chính sức lực của chúng không ít những phụ huynh vẫn đang tìm mọi cách giúp con có một bảng điểm đẹp. Với hy vọng con có một tương lai tươi sáng sau này. Điều đó từ sâu xa đều xuất phát từ lòng thương con của cha mẹ. Ai mà không muốn con mình có một tương lại tốt đẹp hơn.
Cứ tới mỗi kỳ thi, chúng ta lại bắt gặp những cuộc trò chuyện như:. “Đã lo chỗ nào chưa?”, “Đã đi thầy/cô này chưa?”,… Chính tình thương quá đáng của bậc cha mẹ đã vô tình trở thành công cụ cho bệnh thành tích ngày càng lây lan rộng hơn.
Chúng ta hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng đều đọc được những bản tin như:. Học sinh ngồi nhầm lớp, học sinh lớp 6 vẫn chưa thuộc hết bảng cửu chương. Chưa đọc thông viết thạo vậy mà các em vẫn được lên lớp đều đều. Chúng ta hẳn thấy thật chua xót khi sau mỗi năm thi đại học, cao đẳng. Lại xuất hiện những bài thi được chép kín những mặt giấy nhưng hoàn toàn không đúng nội dung đề bài. Sau mỗi ngày thi, sân trường phủ kín bằng phao trắng xóa. Hình ảnh thật xót xa.
Xem thêm>>> Phân tích hình ảnh nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao
Bệnh thành tích trong giáo dục đã trở thành một căn bệnh khó chữa. Nó không chỉ là căn bệnh của ngành giáo dục mà nó còn xuất hiện trong các lĩnh vực khác của xã hội nữa. Bệnh thành tích không còn giới hạn ở một con người cụ thể, một lĩnh vực riêng lẻ nào.
Nhớ trước đây số xã nghèo ở nước ta chỉ khoảng 1700. Sau khi có các chương trình của Chính phủ, hỗ trợ tiền để xóa nghèo thì rất nhiều địa phương đã đăng kí thoát nghèo. Để rồi khi báo chí vào cuộc phanh phui. Thì vẫn có hàng trăm hộ trong tình trạng cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc mà đã được thoát nghèo. Âu cũng là bệnh thành tích mà ra.
Cấp trên thích nghe thành tích tất nhiên sẽ có cấp dưới tạo ra những thành tích ảo. Từ nhỏ thành lớn, từ ít đến nhiều. Căn bệnh thành tích từ đó ngày càng lây lan rộng. Những câu chuyện về những công trình, dự án trên giấy, vấn đề giải quyết việc làm. Câu chuyện xóa đói giảm nghèo,… với những báo cáo xa rời thực tế là vấn đề muôn thuở.
Bệnh thành tích gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho xã hội. Bệnh thành tích sẽ làm mất đi sự trung thực, niềm tin và sự phát triển của xã hội. Chúng ta đều biết rằng một xã hội muốn phát triển thì cần có nhân tài. Mà nhân thì phải tài thực sự, có năng lực thực sự. Trong cuộc sống hiện đại nếu bạn không có năng lực thực sự thì sẽ không thể có một chỗ đứng.
Căn bệnh thành tích khiến cho người ta chỉ xem trọng lượng mà không có chất. Một tập thể mắc bệnh thành tích sẽ cho ra những sản phẩm không có giá trị. Bệnh thành tích khiến người ta dễ ảo tưởng, lọc lừa dối trá. Dần dần họ sẽ thoái hóa nhân cách, đánh mất đi những giá trị đạo đức tốt đẹp của bản thân.
Người xưa có câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đã cho thấy rõ một điều rằng. Con người ta quan trọng chất lượng chứ không thể lấy cái bề ngoài, cái số lượng để đánh giá giá trị của một vấn đề. Căn bệnh thành tích ngày nay đã đảo lộn mọi giá trị tốt đẹp ấy. Đã phá vỡ đi những truyển thống văn hóa của dân tộc.
Căn bệnh ấy sẽ khiến những cá nhân tự mãn về bản thân. Cho mình luôn giỏi giang nhưng thực chất là không phải. Và ảo tưởng thì thường sẽ không có thật, không thể tồn tại lâu dài.
Xem thêm>>> Cảm nhận của anh chị về đoạn trích Tây Tiến sau
Căn bệnh thành tích đã ăn sâu vào trong xã hội. Nó làm vấy bẩn những thành tích thực, những thành tích đáng trân trọng. Chính vì thế việc đẩy lùi căn bệnh thành tích đã và đang được đặt ra. Để có thể làm được điều này, các bộ ban ngành và các cơ quan chức năng… Cần phải có những cuộc thanh tra, kiểm tra giám sát chặt chẽ. Và có những chế tài nghiêm đối với các hành vi gian lận để có được thành tích ảo. Cũng cần phải có những biện pháp tuyên truyền rộng rãi ra quần chúng. Nhằm nâng cao ý thức nhận thức của mỗi người đẩy lùi căn bệnh thành tích. Thiết nghĩ rằng dù nó là căn bệnh có tính lây lan. Nhưng có để mình bị lây hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân mỗi người.
Chúng ta cần phải là những người có lòng tự trọng, có nhân cách. Và đó mới là điều cần lan tỏa trong xã hội này.
Đất nước ta đang trên đà phát triển, hội nhập quốc tế. Những giá trị thành tích thực luôn đáng được trân trọng. Nhưng những căn bệnh thành tích tồn tại song song đó đã khiến cho nhiều người có sự nỗ lực phấn đấu hết mình. Cũng không có được những thành tích như mong đợi, thậm chí là mất thành tích của chính mình. Những kẻ mắc căn bệnh thành tích đó đáng phải bị trừng trị, vì chúng đang làm vấy bẩn cho xã hội, làm cho xã hội tụt lùi. Mỗi người chúng ta, hãy nỗ lực bằng chính bản thân mình để có được thành tích tốt. Khẳng định giá trị bản thân mình một cách đúng đắn nhất. Hãy giữ lấy cho mình một nhân cách cao đẹp nhất. Tôi tin chắc rằng bạn sẽ được xã hội trân trọng thực sự cho những nỗ lực cố gắng để đạt được thành tích của mình.
Xem thêm:
– Kinh nghiệm sống: Cách thể hiện lòng tốt trong xã hội hiện nay
– Nghị luận về vấn đề “sống ảo” của giới trẻ trên mạng xã hội hiện nay
– Lòng nhân ái ở đâu trong xã hội ngày nay?